Latest topics | » Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ ITue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu » Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến XưaSat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu » Vat ly 10 - Mang Tinh theTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu » Vật lý 10 - Cấu tạo chấtThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu » Chào mừng Năm mới 2015Sat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu » Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến NaySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu » Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bidaFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu » Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)Fri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu » Vật lý 10 - Định luật III NewtonSat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu » Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)Fri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer » Khai giảng Năm học 2014 - 2015Sun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu » 12CB 2012-2013Sun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu » Vật lý học, và Học Vật lýWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu » Cuộc thi học bổng toàn phần THPT MỹTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn » Hệ thống chiếu sáng từ chai nướcWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu |
Thống Kê | Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm Không Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 45 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 4:25 pm |
Statistics | Diễn Đàn hiện có 165 thành viên Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects
|
|
| Im lặng không còn là... vàng | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 590 Join date : 18/10/2011
| Tiêu đề: Im lặng không còn là... vàng Fri Nov 11, 2011 9:45 pm | |
| Im lặng không còn là... vàngBài viết này được copy từ trang VietnamNet của tác giả Hiệu Minh, mời mọi người cùng thảo luận, cho ý kiến:
Im lặng không còn là... vàng08:49' 11/04/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - Từ kinh nghiệm "xương máu" của mình, một chuyên gia người Việt làm việc cho tổ chức quốc tế, từ Washington đã có lời nhắn gửi: Rằng sự im lặng "theo truyền thống" nơi hàng ghế cuối cùng trong hội thảo quốc tế không còn là... vàng. Rằng cách giáo dục nước ta phải khác, không được tạo ra những con người nhút nhát, thiếu tự tin trước đám đông.
Dùng "phao" như thể... tất yếu!
Một lần về thăm quê, nghe đứa cháu đang học lớp 8 kể: “Bác chủ tịch tỉnh đến thăm trường cháu, lúc lên phát biểu lại dùng phao (!)”. Hỏi ra mới biết, bác này đã lấy trong túi áo ngực bài chuẩn bị sẵn để đọc và hành động này được các cháu quy vào tội quay cóp bài (hay còn gọi là giở phao).
Các chính khách đi ngoại giao cần nói chính xác từng câu, từng chữ để khỏi ảnh hưởng đến thể diện quốc gia, phải dùng giấy tờ để đọc có thể hiểu được. Dù biết rằng, nếu các vị không dùng bài viết sẵn, mà nhớ trong đầu để nói "vo" thì hình ảnh quốc gia được nâng lên rất nhiều. Nhưng, một chủ tịch tỉnh đến một trường phổ thông, trước mặt các học sinh đáng tuổi con cháu mình mà cũng dùng phao vậy sao?
Nghe cháu nói, tôi chợt nhận ra, hình như ở Việt Nam mình rất thường thế. Hầu hết các cuộc họp, hội thảo và hội nghị, các vị khách mời là viện trưởng hay giám đốc, thậm chí cả bộ trưởng hay thứ trưởng nếu được mời phát biểu, thường giở bài in sẵn để đọc một lèo và đợi... hoan hô. Không kể, chưa chắc các vị đó đã trực tiếp viết bài. Phải nói đó là cách an toàn nhất vì không bao giờ sợ sai! Trong cuộc họp quốc hội, nếu ai nói “vo” được mươi phút là điều đáng khen, báo chí nhắc đến như một hiện tượng lạ.
Tôi được dự khá nhiều hội thảo quốc tế có khách Việt Nam tham gia. Cũng như nhiều người Việt khác, những năm đầu tôi thường tìm hàng ghế cuối để ngồi im như thóc, không tranh luận, mặc dầu cũng biết nhiều nhưng... “không thích nói!”. Một phần do ngôn ngữ, nhưng phần lớn chính là sự nhút nhát và có vẻ hơi tự ti trước đám đông. Tôi nghĩ mãi và đi tìm nguyên nhân tại sao người Việt ta thường kém tự tin khi phát biểu trước đám đông như thế. Phải chăng do cách giáo dục từ trong gia đình, nhà trường hay do nền văn hóa phương Đông “cứ phải im lặng thế?”. Và thầm ghen tỵ với các chính khách nước ngoài, tại sao họ có thể nói thao thao bất tuyệt, nhớ các con số vanh vách mà chẳng cần giấy tờ gì cả. IQ của họ hơn ta hay chỉ vì cách giáo dục của họ khác ta?
Chuyện cậu bé 4 tuổi và hành trình đến trường
Tôi có cậu con trai bốn tuổi nhưng rất lười ăn. Mỗi lần, cháu không chịu mở miệng để ăn thì mẹ cháu hay cô giúp việc lại dọa “không ăn, ông ba bị đến bắt bây giờ”. Hoặc tối đi ngủ, bà nội dọa cháu “không lên giường, ma nó bắt đi đấy” nên cháu rất sợ vào chỗ tối. Rồi cháu bị cấm không được nói leo; không nghe lời sẽ bị dọa, thậm chí bố mẹ cho vài cái bạt tai... Đi đến đâu, cháu cũng không tự tin, chào hỏi ai đều lý nhí, luôn khép nép sợ sệt. Nhưng nhiều người bạn đến chơi đều khen: “Anh chị có đứa con ngoan, biết nghe lời”.
Đi nhà trẻ ở quận Tây Hồ nhưng mỗi buổi đưa cháu đến trường là cả một kỳ công gian nan với gia đình tôi. Dọc đường, cháu khóc lóc, lèo nhèo và không quên “mặc cả”: “Chiều bố đón sớm nhé!”. Đang khóc thế, nhưng thấy cô giáo ra đón là nín bặt và cúi đầu vào lớp. Thỉnh thoảng cháu kể cho tôi: “Bạn Hoàng Dương bị cô giáo quát” hoặc “Bạn Phong bị véo tai”...
Viết câu chuyện trên đây, tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình vào những năm 60 thế kỷ trước, đi học mà sợ thầy lắm lắm, viết sai bị thầy vụt vào tay có lần gẫy cả thước lim, mất trật tự bị phạt đứng khoanh tay trong xó hoặc quỳ ngoài nắng.
Do điều kiện công tác biệt phái xa Hà Nội, tôi mang cả gia đình sang Mỹ. Bây giờ cháu đã 5 tuổi, học trường mẫu giáo của Virginia, gần thủ đô Washington DC. Lần đầu đưa cháu đi học, tôi rất lo sẽ lại nhút nhát, sợ cô giáo! Vì cháu không biết tiếng Anh, không hiểu cô giáo và các bạn đều mới lạ.
Nhưng, thật ngạc nhiên! Ngày đầu đi học về, cháu lại hỏi tôi: “Mai con có được đi học nữa không bố?”. Phải nói thêm là điều kiện vật chất của các trường mẫu giáo ở Mỹ cũng khá hơn ở Hà Nội, nhiều đồ chơi, sách vở và xếp hình, nhưng không đến mức “một trời một vực” như ta tưởng. Thậm chí, một số trường mẫu giáo tư nhân của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh còn đẹp hơn trường công bên Virginia.
Cháu đi học được hơn một tháng, tôi hỏi “Sao con thích học? Ở đây nhiều đồ chơi hơn?”. Cháu hồn nhiên: “Vì cô giáo không mắng hay phạt tường”.
Gần đây, khi chuẩn bị vali đi công tác về Hà Nội, tôi rủ đùa: “Con có về Việt Nam thăm bà không?”. Cháu nhất định không chịu đi vì còn sợ “đi học ở Việt Nam cô giáo hay quát. Cô Jennifer ở đây lúc nào cũng cười, cầm bút tay trái không bị vụt vào tay”. Nếu được nghỉ học vài ngày, nhớ trường lớp, cháu lại hỏi “bao giờ con lại đi học?”. Với cháu, đến trường là niềm vui khôn tả.
Ở trường các cháu có môi trường tự do, được giáo dục tính tự tin từ bé, học cách nói năng mạch lạc. Nếu trong giờ tập vẽ “cái cầu vồng” thì tùy các cháu tưởng tượng. Con tôi chưa bao giờ nhìn thấy cầu vồng nên cứ vẽ hai vạch ngang như cái cầu, cô giáo vẫn cho điểm “good”. Nhưng một lần đi câu ngoài biển, sau trận mưa rào, cháu đã nhìn thấy cầu vồng bảy mầu. Từ đó, bảo vẽ cầu vồng là cháu lấy các bút mầu khác nhau để vẽ.
Trong ba lô của cháu ngoài bài tập về nhà, còn có thư từ trao đổi giữa cô giáo và bố mẹ. Cháu làm gì tốt hoặc cần cải thiện sẽ được phản ánh trong thư để gia đình và nhà trường cùng hợp tác tốt hơn. Nếu cháu nào thích cầm bút tay trái thì các cô cũng không can thiệp. Cần phải chuyển sang tay phải thì các cô sẽ tư vấn bố mẹ và bác sỹ trước khi khuyên cháu đổi tay. Họ không muốn “bố mẹ khuyên một đằng, thầy cô dạy một nẻo”. Nếu ta để ý thì các ông Lincoln, Reagan hay Clinton và rất nhiều chính khách quốc tế vẫn dùng bút tay trái, họ vẫn làm được Tổng thống nước Mỹ...
Cách giáo dục đó giúp hầu hết các cháu rất tự tin và hồn nhiên kể chuyện trước đám đông. Hàng năm, cơ quan tôi tổ chức cho con em đến đây tham quan để các cháu hiểu bố mẹ hơn. Bác giám đốc tiếp và hỏi từng cháu sau này lớn lên muốn làm gì. Có cháu nói muốn làm phóng viên quốc tế CNN để sang Tây Tạng, Trung Quốc hoặc trở thành lính cứu hỏa ở New York. Một cháu bé bẩy tuổi thì lại dõng dạc hỏi bác giám đốc “Làm thế nào để cháu có thể thay bác được?”... Con trai tôi sau gần một năm học ở đây đã mạnh dạn hơn nhiều, vào chỗ tối cũng không sợ. Nếu tôi dọa “ma” thì cháu đã nhắc “không có ma” hoặc “ma cũng không sợ”.
Im lặng có nhất thiết là… vàng?
Tôi rất mừng vì các em học sinh ngày nay tự tin hơn thế hệ chúng tôi. Nhìn các em tham gia “Đường lên đỉnh Olympia” đàng hoàng, thông minh trước ống kính tivi và đám đông xa lạ mà trả lời đâu vào đấy, tôi thấy tự hào và dấy lên niềm hy vọng vào thế hệ tương lai. Tuy nhiên, số ấy chưa phải là nhiều.
Làm việc ở một tổ chức quốc tế lớn, tôi thấy mình thiệt thòi một phần vì trình độ tiếng Anh không bài bản, một phần thấy mình không tự tin.
Cứ im lặng mãi theo kiểu phương Đông sẽ không ổn. Họ thấy mình không nói, đoán là “anh chàng này hoặc là không biết gì hoặc anh ấy không quan tâm”.
Phải thừa nhận, nếu thi học “gạo” thì dân Việt Nam sẽ chiếm giải quán quân. Chúng ta thường tự hào có các học sinh đi thi quốc tế đạt giải cao. Nhưng nếu bảo các em đó đứng lên trước đám đông để giải thích làm thế nào giải được bài toán đó bằng tiếng Việt, nhiều em sẽ ú ớ, không nói nên lời dù viết lời giải và công thức trên bảng rất rõ ràng.
Cách giáo dục trong nhà trường và gia đình cần tạo môi trường để các cháu có tính tự tin và khả năng diễn đạt trước đám đông ngay từ bé. Chúng ta không nên dọa dẫm trẻ em vì sẽ dẫn đến tình trạng các cháu lớn lên đi đâu cũng sợ và phải im lặng “theo truyền thống”.
Viết câu chuyện trên đây, tôi không có ý so sánh hai nền giáo dục vì đó là không công bằng. Nhưng một việc nhỏ giúp các cháu tự tin từ thuở đến trường, lớn lên không kém người “lời ăn tiếng nói” tại sao ta không làm được ngay từ bây giờ?
Chúng ta đang tham gia quá trình hội nhập, nhưng đi đâu cũng im vì chẳng biết nói gì, làm gì cũng sợ. Định xử lý mấy con hổ dân nuôi cũng phải nhờ Thủ tướng can thiệp thì không hiểu sẽ hòa nhập hay hòa tan đây.
Thiết nghĩ câu “Im lặng là vàng” theo cách nói của người Việt trong xã hội hiện đại nên áp dụng đúng nơi, đúng lúc. Chúng ta phải lên tiếng thế giới mới biết chúng ta có những gì và sẽ cần những gì thì mới có thể phát triển.
Ước mong một ngày nào đó, thế hệ sau sẽ ra nước ngoài tự tin hơn, nói năng thông minh và mạch lạc trong các hội nghị quốc tế, để hiểu biết của người Việt được thế giới biết đến. Còn bây giờ, chỉ mong người lớn, như bác chủ tịch nói chuyện với các cháu học sinh, cũng không phải dùng phao. • Hiệu Minh (Washington DC, 4/2007)
Theo VietnamNet
http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=1772
| |
| | | | Im lặng không còn là... vàng | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |