TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
Admin
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
Le_Viet
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
mycomputer
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
hongnhung
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
nguyenthoduong
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyFri Nov 04, 2011 8:55 pm

Phỏng vấn BS Đỗ Hồng Ngọc • Thứ Năm, Tháng Mười 27th, 2011

Ghi chú: Một hôm, tôi nhận email của một sinh viên đề nghị xin được phỏng vấn tôi để hoàn thành một “bài tập” của em. Thỉnh thoảng tôi cũng có trả lời phỏng vấn, giúp SV làm luận văn, nhưng chưa lần nào giúp làm “bài tập” như lần này. Em là Phạm Bảo Hồng, SV Quan hệ công chúng và Truyền thông của một Trường đại học. Tôi nghĩ có thể chia sẻ với bạn bè thân thiết “bài tập” này của em vậy.

Đỗ Hồng Ngọc.


PHỎNG VẤN BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC


1. Đọc các bài viết của bác, lúc nào trong cháu cũng cảm thấy một nỗi niềm nhẹ nhàng, man mác. Bác thường trích dẫn những lời nhạc của Trịnh Công Sơn, những lời thơ của bạn bè bác. Những người thân quen, những mối quan hệ xung quanh có phải là nguồn cảm hứng cho bác?

Đỗ Hồng Ngọc (ĐHN): Cảm ơn đã đặt một câu hỏi rất “nhẹ nhàng, man mác” như vậy, khiến tôi cũng lúng túng không biết trả lời sao. Cái “nỗi niềm nhẹ nhàng, man mác” đó -khi đọc những bài viết của tôi- hẳn là một lời khen, cho thấy bài viết đã chia sẻ được những cảm xúc, nghĩ suy cùng người đọc, ít ra trong một cuộc sống đầy bon chen, căng thẳng… hiện nay, không chỉ riêng ta mà cả một thế giới phẳng, toàn cầu hóa! Tôi thường trích dẫn những ca từ của Trịnh Công Sơn, những câu thơ của người này người khác… khi thì Bùi Giáng, khi thì Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… (không phải bạn bè tôi đâu!) chẳng qua vì nó phù hợp với tâm trạng tôi lúc đó, nó tự nhiên đến với tôi chứ không phải do tôi cố ý kiếm tìm. Và, thực ra, với người viết nào thì những mối quan hệ, những người thân quen… bao giờ chẳng là nguồn cảm hứng bất tận cho họ?

2.Từ khi nào bác nhận ra trong bác có cả hai con người: một vị thầy thuốc hết lòng yêu nghề, nghiêm túc và một người cầm bút, tâm hồn nghệ sĩ? Bác làm sao để dung hòa hai tính cách trong một con người mình? Có bao giờ hai tính cách này đấu tranh lẫn nhau, buộc bác phải suy nghĩ?

ĐHN: Không. Tôi chẳng bao giờ thấy “nó” đấu đá hay tranh giành gì cả. Trái lại, nó cứ quấn quít lấy nhau, bổ sung cho nhau. Giống như đất sét thì phải có nước mới nặn nên hình được. Ai bảo người nghệ sĩ không yêu nghề, không nghiêm túc còn vị thầy thuốc sao lại không thể có tâm hồn bay bỗng… nhỉ? Y khoa là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật mà! Dĩ nhiên khi trả lời y học thì phải hết sức thận trọng, chính xác và phải luôn quan tâm tới góc cạnh tâm lý xã hội của vấn đề chứ không đơn thuần chỉ ở góc độ bệnh lý. Khi làm thơ, viết tùy bút chẳng hạn thì có thể tự cho phép mình bay bỗng hơn…

3.Lượng độc giả yêu thương và dõi theo bác gồm mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên, trung niên và cao niên. Viết cho mỗi lứa tuổi là một cách hành văn khác nhau, phải luôn thay đổi, làm mới cho phù hợp với nội dung. Làm sao bác có thể “phân thân” mình được như vậy?

ĐHN: Thường tôi không viết theo sách vở mà theo trải nghiệm của riêng mình. Như khi viết cho tuổi mới lớn thì vì tôi cũng vừa trải qua tuổi mới lớn; khi viết cho các bà mẹ về chăm sóc nuôi dạy con thì vì tôi đã có vài ba nhóc tì; viết cho tuổi gió heo may vì tôi đã hườm hườm, còn viết cho tuổi già vì tôi đã bắt đầu thấy mình gần… khú! Tóm lại, phải có kinh nghiệm bản thân rồi mới chia sẻ được chứ phải không? Do vậy, tôi viết với sự chân thành và thấu cảm, không “làm văn chương” nên bạn đọc của tôi khi đọc thấy có mình trong đó. Mỗi khi viết, tôi thấy mình không phải… viết mà đang trực tiếp được trò chuyện, trao đổi với người đọc của mình.

4.Có bao giờ bác cảm thấy mệt mỏi, như mình không muốn viết nữa, hay những gì viết ra chỉ để “cất cho riêng mình một chút thôi vấn vương gió mây hoài niệm”, không muốn sẻ chia, dù rằng bác đã viết “sẻ chia, ấy chính là hạnh phúc”? Trong trường hợp đó, động lực nào thúc đẩy bác vượt qua giai đoạn ấy?

ĐHN: Dĩ nhiên có lúc mệt mỏi chứ. Tôi phụ trách trang mục “Phòng mạch Mực Tím” báo Mực Tím của tuổi mới lớn hằng chục năm trời, mỗi tuần nhận cả đống thư các em gởi về (hồi đó toàn viết tay rất dễ thương). Sau tôi đầu hàng. Phải nhờ một đồng nghiệp trẻ thay thế. Vả lại, càng về sau, các em càng hỏi những điều “trời ơi” tôi không trả lời nổi. Sau đó tôi giữ mục “Thư gởi người bận rộn” trên báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần cũng được vài ba năm, rồi mục “Gia đình vui khỏe” trên báo Phụ nữ Tp.HCM cũng được vài năm… Viết báo, với tôi là một cách giữ cho mình một “áp lực” thường xuyên, không để cho mình làm biếng. Nhưng viết hoài cũng oải chứ. Oải quá thì nghỉ. Vậy thôi. Động lực nào ư? Có người đọc là vui rồi. Vả lại, cái nghề thầy thuốc của tôi, mệt cũng phải… làm mà!

5.Dù biết trên đời này không có gì là hoàn hảo, nhìn lại quãng thời gian đã qua, có khi nào bác cảm thấy hối tiếc vì một việc nào đó mà mình chưa hoàn thành trọn vẹn, hoặc kết quả không như ý?

ĐHN: Tôi không đặt nhiều kỳ vọng, mục tiêu gì cao vời cho mình cả. Tôi thường lửng thửng, đôi khi lang thang và chấp nhận mình như mình. Vậy vậy thôi. Ngay từ hồi trẻ, tôi vừa thích “làm bác sĩ” lại thích làm nhà văn, nhà giáo… nên vừa học y khoa lại vừa học văn khoa, vừa học xã hội học ở… 3 trường đại học khác nhau. Tôi “học cho đã” và thấy vui trong việc học. Bây giờ tôi vẫn cứ còn mê học. Có cơ hội thì học. Tôi chủ trương dạy học, viết lách cũng chính là để học. Còn thế nào là “hoàn thành trọn vẹn, kết quả như ý” thì quả thật tôi… không biết.

6.Ngày càng có nhiều cây bút trẻ xuất hiện trên Văn đàn, với nội dung tác phẩm na ná nhau về các vấn đề hiện nay trong xã hội (như đồng tính, yêu người đã có gia đình, những bế tắc, sự thất vọng, buồn bã trong cuộc sống dù họ còn khá trẻ), bác nghĩ sao về vấn đề này?

ĐHN: Tôi chấp nhận và tôn trọng điều đó. Chính vì “họ còn khá trẻ” nên họ thấy những điều mà tôi không thấy. Thời nào cũng vậy. Có người trẻ và có người già. Họ nhìn, họ thấy, họ nghĩ, họ cảm khác nhau chớ sao. Văn hoá nền cũng khác nhau, môi trường xã hội và thiên nhiên cũng đã thay đổi. Điều đó càng làm phong phú thêm cuộc sống. Các nhà văn trẻ có những vấn đề thời đại của họ. Họ phản ánh nó qua văn chương là điều đáng quý. Quan trọng là cần có giọng điệu riêng, bản sắc riêng của mỗi người. Do vậy họ phải tự đào luyện không ngừng và có một không gian để thể hiện và chia sẻ. Họ cần tự do và cô đơn.

7.Là người hiểu nhiều, đọc nhiều, bác có yêu thích vị tác giả nào không? Vì sao? Nếu có, cách viết của bác có bị ảnh hưởng bởi họ không?

ĐHN: Tôi đặc biệt qúy mến Nguyễn Hiến Lê. Dù không học trực tiếp với ông ngày nào, tôi vẫn coi ông là thầy mình. Cách viết của ông trong sáng, giản dị. Viết từ trải nghiệm, không lý thuyết viễn vông. Còn dịch, ông nói phải dịch sao cho người đọc không thấy dấu vết dịch, nghĩa là phải thật thấu hiểu, thật nhuần nhuyễn cả hai nền văn hóa, ngôn ngữ. Ông làm việc nghiêm túc, khắc kỷ, đọc sách lúc nào cũng có cây viết chì trên tay. Ông nói: viết là để học và học là để viết. Muốn “học” một điều gì cho thấu đáo thì hãy “viết” về nó. Tôi cũng thấy vậy. Viết sách hay dạy học… với tôi đều là những cơ hội tốt để học tập, rèn luyện, thể nghiệm, chia sẻ. Tôi cũng đặc biệt thích André Maurois và Lâm Ngữ Đường… Tôi thấy hình như họ hạp với cái tạng của mình. Dĩ nhiên tôi viết theo cách của riêng tôi.

8.Bác có hài lòng với cuộc sống hiện tại? Hạnh phúc vẫn luôn hiện diện xung quanh bác chứ? Bác có thể bật mí những dự định sắp tới của mình?

ĐHN: Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, bởi “dĩ vãng đã qua rồi, tương lai thì chưa tới”. Hiện tại là món quà của cuộc sống. Trong tiếng Anh có một từ dễ thương, đó là “present”, cùng lúc có ba nghĩa: hiện tại, sự có mặt, và món quà. Sống trong hiện tại, ở đây và bây giờ, là sống trong hạnh phúc. “Hạnh phúc rất đơn sơ” như một nhà thơ đã nói. Đơn sơ nhưng không dễ thấy biết. Phải khám phá. Nó như một bí mật, chập chờn, khi ẩn khi hiện quanh ta, nên phải biết khám phá. Nhiều khi phải nhìn một cách khác, phải nghe một cách khác, phải nếm ngửi một cách khác… Quyết tâm tìm kiếm nó, lùng sục nó… thì nó biến mất. Nó thường gặp gỡ, vui đùa với trẻ thơ, nên “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh” (TCS) là vậy.

Phạm Bảo Hồng (thực hiện)
Saigon, 25.10.2011


http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/phong-van-bac-si-do-hong-ngoc/

Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySun Feb 05, 2012 12:13 pm

TẾT

Posted: 22 Jan 2012 05:41 PM PST


* Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống ra sao?
- Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa – bà già nói – thì tôi sẽ dám… phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn… Tôi sẽ ăn nhiều kem hơn. Dĩ nhiên tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt… lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khoảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, cái nọ tiếp cái kia thay vì tôi cứ sống để mà chờ đợi… Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy nước sôi các thứ… Tôi sẽ hái nhiều hoa hơn…

* Một người nằm mơ thấy mình gặp Thượng đế và phỏng vấn ngài rằng từ lúc tạo ra loài người đến giờ ngài có điều gì ngạc nhiên về họ không?
Có đó. Hơi nhiều nữa là khác! Loài người lạ lắm! Lúc nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn thì mong cho nhỏ lại! Lúc khỏe thì phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền rồi lấy tiền đó mà phục hồi sức khỏe! Còn nữa, họ luôn sống trong mộng tưởng tương lai mà quên mất hiện tại. Mà tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng bao giờ… sống cả!
Vậy Ngài khuyên họ nên thế nào? – Rằng người giàu có không phải là người có nhiều của cải mà là người có ít nhu cầu; rằng người ta không thể buộc người khác phải thương yêu mình mà phải tự mình làm cho mình… dễ thương!

* Chúc dễ thương.

Đỗ Hồng Ngọc
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySun Feb 12, 2012 9:37 am

Cái “MẶC”

Đỗ Hồng Ngọc

Một cách nôm na, văn là đẹp, hóa là làm ra. Cái gì không được đẹp thì làm cho nó đẹp ra, cái đó là “văn hóa”. Không chỉ đẹp mà còn tiện lợi, phù hợp với đời sống thường ngày của mọi người, cái đó cũng là văn hóa!

Con người thời ăn lông ở lỗ, trần truồng như nhộng, cảm thấy thoải mái, nhưng sau đó phát hiện ra vài điều bất tiện, diễu qua diễu lại không hay lắm bèn tìm cách che đi cái chỗ cần che. “Xấu che tốt khoe”, nhưng ở đây cái gì tốt, cái gì quý, thì che trước. Bởi nó thường kèm theo những rắc rối không lường được, nhiều khi không cản nổi! Do vậy mà phải giấu nó đi cho đỡ nguy hiểm. Nhưng hình như lá nho hơi nhỏ, chẳng những che không đủ kín mà đôi khi còn bị rách, nhất là khi lá đã khô. Do vậy mà có miếng che khác làm bằng… vỏ cây đập dập, an tòan hơn, rộng rãi hơn, vừa cứng, vừa dày. Hiện nay còn thấy các bộ quần áo bằng vỏ cây đặt ở các viện bảo tàng. Gần đây nghe nói có nơi làm du lịch, tái tạo lại các “mode” quần áo bằng vỏ cây cho du khách mặc rất thú vị. Khi có thể kéo sợi, se chỉ, thì người ta có quần áo vải, rồi tơ lụa, rồi chất liệu tổng hợp (nylông)… thậm chí có quần áo làm bằng sô-cô-la, bằng đậu tương (đậu nành), trái cây… trong các buổi trình diễn thời trang hấp dẫn, ai thấy cũng muốn nhai, muốn nuốt. Nhiều bãi biển ở Âu Châu quy định ai vào đó phải trần truồng. Ở một chỗ ai cũng trần truồng thì một người có mặc quần áo trở nên… lôi cuốn, mọi người sẽ xúm lại coi và… bắt chước. Cũng như gần đây, khi có một vụ cố ý trần truồng hoặc vô tình lộ y gì đó thì lại gây xôn xao.

Văn hóa cũng phải thay đổi, thích nghi sao cho phù hợp. Hoàng hậu, công nương, qúy phi, công chúa… hẳn phải tha thướt lượt là, gấm vóc đoan trang; công nhân thợ dệt dĩ nhiên phải quần áo gọn gàng, tóc ngắn, tránh gây tai nạn. Tazan đóng khố để dễ đu từ cây này sang cây khác kịp cứu mỹ nhân. Thầy thuốc khoác blouse trắng… Một cô y tá xứ Brazil chỉ đội mũ, đeo khẩu trang còn thì trần truồng như nhộng trong lúc chăm sóc bệnh nhân ở phòng cấp cứu đã lập tức bị Nghiệp đoàn điều dưỡng đưa ra tòa!

Hồi xưa, phụ nữ mặc váy chùng, áo buộc dây, cho nên khi cô gái nông thôn lên thành thị về thì Nguyễn Bính la trời: “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!”. Cũng may, ông không có dịp nhìn các cô mini jupe cũn cỡn, hở rún hớ hênh bây giờ. Nữ sinh hạnh phúc trong chiếc áo dài trắng đơn sơ mà thanh lịch, tự hào tuổi… học trò, thơ ngây, trong trắng. “Nắng Saigòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng” (Nguyên Sa). Chỉ cần đổi cái màu trắng đó sang màu tím thôi đã đủ làm người ta khổ! Hoàng Nguyên kêu lên: “Rồi áo tím qua cầu/ tà áo tím phai màu/ để dòng Hương giang hờ hững cuốn trôi mau”…

Con người dễ mất văn hóa khi để cho bản năng hoành hành. Ăn mặc “mát mẻ” một cách… nghệ thuật thì còn coi được, mát mẻ quá thì nhàm chán. Ở xứ đầy hình ảnh “playboy” thì người ta phải nhờ tới Viagra, Cialis… dù tuổi hãy còn rất trẻ. Tình trạng rối loạn, vô sinh ngày càng toàn cầu hóa, trầm trọng thêm. Cái đó có sự góp phần của văn hóa mặc. Việc truyền giống là cần thiết nên thiên nhiên phải có cách… khen thưởng chút gì đó. Con người thông mình, tận dụng khai thác, lại không cần mùa màng thời tiết chi, lúc nào cũng động được, nên tạo nhiều mối nguy. Kinh tế phát triển, cơm no, cật ấm, thì dễ sinh sự. Làm đẹp nhân tạo ngày càng phát triển, lừa gạt nhau, sử dụng cả những thứ có hại cho sức khỏe, lâu lâu kêu trời vẫn không chừa! Hình thể có thể đẹp ra- dù giả tạo- nhưng cảm xúc thì ngày càng lụi tàn. Hết rồi những huyền nhiệm, những linh thiêng, vốn đã làm nên “văn hoá” cho con người. Khi bình đẳng được hiểu lầm là xóa mọi ranh giới, nữ thành nam, nam thành nữ thì nguy tai! Đàn ông yểu điệu thục nữ, quần là áo lượt…; con gái tay kiếm tay cung… Lúc đó đàn ông sẽ thấy đàn ông hấp dẫn hơn, con gái sẽ thấy con gái hấp dẫn hơn!

Có sự đan xen nhiều thứ văn hóa: văn hóa thống trị, văn hóa nô dịch, văn hóa lai căng, văn hóa cưỡng bức… Khi Trái Đất trở thành một hòn bi xanh- thế giới nhỏ lại trong lòng bàn tay thì ảnh hưởng văn hoá không thể tránh được.

Nhưng, hãy tôn trọng sự khác biệt. Bảo vệ văn hóa mình. Trước hết, là cái “mặc”.
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySun Mar 18, 2012 11:07 pm

Thở đúng cách để chữa bệnh

Posted: 16 Mar 2012 05:48 AM PDT

Từ hàng ngàn năm nay, con người đã biết tự chữa bệnh cho mình qua Yoga, Khí công và Thiền học. Tuy nhiên, qua các cánh rừng lý luận bao la đầy vẻ âm u kỳ bí của các pháp môn này đã làm cho nhiều người ngán ngại, sợ hãi.

Dù vậy, tất cả các pháp môn ấy giống nhau ở một điểm chung nhất, đó là đều thấy hơi thở là trọng yếu hàng đầu, hơi thở quyết định sức khỏe và sự sống.

Có thể nhịn ăn nhiều tuần lễ cũng không sao, nhịn uống nhiều giờ vẫn chưa có gì trầm trọng nguy hiểm, nhưng chỉ ngưng thở 10 phút thì sự cố liền xảy ra và có thể gây mất mạng như chơi.

Yoga cho rằng: 99 % con người hiện nay đều KHÔNG BIẾT THỞ.

Đã sống ai mà không thở, cũng chẳng cần phải học hỏi hoặc tập tành gì nhưng ai cũng thở được.
Vậy nói như thế có thể là quá đáng chăng?

Thực ra, nói như thế chẳng có gì là quá đáng cả, vì Yoga chỉ muốn nói rằng mọi người KHÔNG BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH mà thôi.

Nếu biết thở đúng cách, con người sẽ đạt được nhiều điều kỳ diệu. Ở đây không nói đến những điều gì cao siêu hoặc kỳ bí lạ lùng như các sách vở hoặc truyện kiếm hiệp thường mô tả, chỉ xin nói một điều rất gần gũi và thực tế rằng, nếu biết thở đúng cách, sức khỏe sẽ được cải thiện đầy bất ngờ lạ lùng và có thể chữa khỏi được nhiều loại bệnh tật. Đó là chuyện khó tin nhưng có thật.

Chẳng có “thuyết” nào để “diễn” ở đây cả

Vào lúc 14 giờ 30 chiều ngày 10/3/2012, tại Lầu 1 Hội Trường Nguyễn Văn Thuận của Trung Tâm Mục vụ Sài Gòn, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã nói về điều khó tin ấy qua đề tài “Thở để chữa bệnh”.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một cái tên rất quen thuộc không chỉ trong ngành Y, nhưng còn là một uy tín lớn trong giới Đạo học, đặc biệt về Thiền Phật giáo, ông đã có nhiều nghiên cứu công phu về Thiền học giúp ích rất nhiều người cho mọi lứa tuổi. Trang Web dohongngoc.com của ông là địa chỉ tin cậy của nhiều thành phần độc giả. Trang web của ông rất thực tế và đầy chất thơ, với giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm duyên dáng nhưng thật sâu sắc với nhiều độ lắng, nơi đây luôn là điểm đến cho những ai muốn sống vui tươi khỏe mạnh và thanh thản bình an.

14h 40. Sau phần cầu nguyện thánh hoá buổi học của Sơ Maria Hồng Quế, cộng đoàn đã được hướng dẫn múa cử điệu để tạo bầu khí, Sơ Hồng Quế đã ân cần giới thiệu BS Đỗ Hồng Ngọc với những lời lẽ trang trọng nhất, vì trước đây Sơ Hồng Quế từng là học trò của ông.

Vài ngày nay thời tiết thay đổi ngột ngạt khó chịu, đã có tờ báo giật tít: “Nắng nóng, đua nhau nhập viện”, có thể vì vậy nên chiều nay số học viên tại Giảng đường không đông như mọi khi, nhưng BS Đỗ Hồng Ngọc lại cho rằng, đó là điều thích hợp, càng ít người càng tốt nhờ thế, vấn đề sẽ được đào sâu hơn, vì đây không phải là buổi diễn thuyết, và “chẳng có thuyết nào để diễn ở đây cả”, vì thở ai mà chẳng biết, làm sao thở chữa được bệnh. Đây là một buổi trao đổi thân tình, cởi mở và thực hành nên hôm nay không dùng hình chiếu Slide như thường lệ.

Ông đã bắt đầu buổi nói chuyện một cách nhẹ nhàng như thế. Sau đó, ông nói về sự quan trọng của hơi thở qua các phương cách cấp cứu từ xa xưa đến hiện đại, cách nào đạt hiệu quả cao nhất, trước khi triển khai phần quan trọng nhất của đề tài “Thở để chữa bệnh”.

Người đã sống thêm 50 năm, nhờ 12 câu vè tập thở kỳ diệu

Đó chính là cố BS Nguyễn Khắc Viện, ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Lãnh vực nào ông cũng sinh hoạt rất năng nổ tích cực. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị và hữu ích về nhiều mảng triết lý, văn học, xã hội… Nhưng trên tất cả, cuộc đời ông như cuốn chuyện dài đặc biệt hấp dẫn với nhiều kịch tính về sức khoẻ và khiếm khuyết cơ địa đến khó tin.

Ông sinh năm 1913. Du học. Tốt nghiệp bác sĩ năm 28 tuổi tại Pháp (1913 -1941). Ngay năm sau, 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.

Bị lao cũng đồng nghĩa với cái chết, vì thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Trong vòng 5 năm, từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa, vì suy hô hấp nặng, dung tích thở chỉ còn 1/5 bình thường.

Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm đọc các sách về dưỡng sinh của Phương Đông như Thiền học, Yoga, Khí công, và cuối cùng, đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả, ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.

Bên cạnh những lời nói trong Giảng đường hôm nay, qua một bài báo, trước đây BS Đỗ Hồng Ngọc đã nói về BS Nguyễn Khắc Viện như sau : “…Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học. Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng.

Quả thật, có lắm điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe phục hồi tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ… dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.

Và cho đến hôm nay, khi đã hoàn toàn bình phục, thở có phương pháp đã thành một quán tính tự nhiên từ lúc nào tôi cũng không thể nhớ rõ. Xin ghi lại đây, như một sự biết ơn, về chuyện “thở” với nguyện ước rằng, sẽ có nhiều người “biết thở” đúng phương pháp, để nhờ đó có thể tự chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho mình. »
Một Bác sĩ bệnh nhân, viết về một Bác sĩ bệnh nhân khác, chỉ nhờ BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH, cả hai vị đã trở thành các bệnh nhân đầy kinh nghiệm và cùng khỏi bệnh, để sau đó, đã hết sức tâm đắc với VIỆC THỞ và thiết tha mong muốn truyền đạt lại cho người khác, và cả hậu thế sau này như một công trình tâm huyết nhất trong suốt cuộc đời của mình.

Đây là bài vè kỳ diệu và dễ nhớ về tập thở của BS Nguyễn Khắc Viện :

“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”

Thở bụng và cơ hoành

Như đã biết, hơi thở là cây cầu nối giữa TÂM hồn và THÂN xác. Thở bụng là cách thở sinh lý nhất, phù hợp tự nhiên nhất. Chỉ có cái bụng phình lên xẹp xuống do cơ hoành (cơ hoành = cơ ngang) là cơ chính của hệ hô hấp. Cơ hoành rất mạnh, chịu trách nhiệm khoảng 80 – 90% hô hấp. Cơ hoành như một piston, như cái ống thụt, nâng lên tụt xuống. Có thể rèn luyện tập tành cơ này giúp cải thiện hệ tiêu hoá và bớt táo bón.

Thở bụng cho đúng cách là quan trọng nhất, vì cách thở bụng tác động trực tiếp đến những bộ phận nội tạng rất quan trọng là tim, phổi, dạ dày, ruột, dạ con (có thể hình dung các bộ phận này luôn được “thể dục”, được “xoa bóp” lúc thở); thở tốt giúp lưu thông khí huyết, tác động tích cực đến hoạt động cơ bắp và thần kinh.

16h25: Sau phần nghỉ giải lao, mọi người được hướng dẫn thực hành Phép thở, cùng với những trao đổi và giải đáp thắc mắc của các học viên, buổi học đã chấm dứt vào lúc 17h30 cùng ngày. (Xin tham khảo đầy đủ qua phần Audio)

Buổi học rất sinh động và thật thú vị với biết bao điều bổ ích, thời gian như vội vã trôi, không đủ cho nhiều câu hỏi chưa kịp đưa ra.

Xin cám ơn sự ân cần từ một tấm lòng. Xin cám ơn những giọt mồ hôi trên áo BS Đỗ Hồng Ngọc chiều nay, mọi người đều háo hức hẹn nhau dịp khác của Chuyên Đề Cuối Tuần lần sau.

Xuân Thái



Tập thở để chữa bệnh và sống cho hiện tại

Posted: 16 Mar 2012 05:36 AM PDT

Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường hỏi thăm nhau về sức khỏe, gia đình, công ăn việc làm… Có thể thấy sức khỏe là vốn quý của con người, nó liên quan đến thể chất, tinh thần và xã hội, nhưng thông thường người ta hay lưu tâm về thể chất hơn và nó thể hiện qua tình trạng có bệnh hoặc thương tật hay không. Khi sức khỏe thể chất suy giảm, chúng ta thường nghĩ đến việc ăn uống bồi bổ và chữa trị thông qua thuốc men, ít ai chăm lo hay quan tâm đến hơi thở của người bệnh. Thực ra, thở rất quan trọng đối với sức khỏe, có khi nó còn quan trọng hơn cả ăn uống. Thở liên quan đến việc cung cấp oxy nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ đối với người bệnh mà đối với người ở trạng thái sức khỏe bình thường, đôi khi chúng ta vẫn thiếu oxy trong cơ thể do phải sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. Thật cần thiết để tập luyện hơi thở, từ đó cơ thể có đủ lượng oxy để nuôi dưỡng những tế bào đang hoạt động và làm khôi phục các tế bào bị tổn thương. Nhận biết và kiểm soát hơi thở đúng phương pháp sẽ giúp con người khỏe mạnh và là một trong những phương pháp chữa trị bệnh tật.

Chiều thứ Bảy 10/03/2012,tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Gia Đình đã tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề: “THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH”với sự chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe Tp.HCM, Trưởng Bộ Môn Khoa Học Hành Vi và Giáo Dục Sức Khỏe, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng của bản thân về phương pháp thở bụng, một phương pháp sử dụng cơ hoành để thở, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức y khoa của một người thầy thuốc, và là người nghiên cứu chuyên sâu về hơi thở khi thấy phương pháp này đạt hiệu quả.

Mở đầu buổi nói chuyện, bác sĩ cho hay đây không phải là buổi diễn thuyết, mà là buổi chia sẻ một cách chân thật, thân tình, cởi mở, thẳng thắn những điều mà bác sĩ hiểu biết để mọi người cùng nắm bắt và trao đổi thêm qua những câu hỏi. Bác sĩ đã kể câu chuyện thật về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một nhân chứng sống đã tìm tòi và áp dụng phương pháp thở bụng để kéo dài cuộc sống. Vào năm 1942, khi du học ở Pháp, bác sĩ Viện mắc bệnh lao phổi nặng, thời đó chưa có thuốc chữa nên trong vòng 5 năm từ 1943-1948, ông đã phải chịu 7 lần mổ để cắt bỏ lá phổi bên phải, một phần ba phổi bên trái, 8 xương sườn. Trong tình trạng suy hô hấp, các bác sĩ nói rằng ông chỉ có thể sống 2 năm nữa mà thôi, nhưng ông đã tìm được phương pháp thở bụng tổng hợp từ các tài liệu dưỡng sinh Đông Phương, rồi đem ra áp dụng và sống được thêm 50 năm nữa, đến 85 tuổi mới qua đời.

Bản thân Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cũng không mấy quan tâm đến cách thở này, nhưng năm 1997 ông bị tai biến mạch máu não, phải mổ cấp cứu và nằm viện dài ngày. Sau đó ông thử áp dụng phương pháp thở bụng và thấy được hiệu quả kỳ diệu của nó. Ở độ tuổi 72, với 15 năm áp dụng thở bụng, ông chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và tự chữa trị bệnh tật cho mình qua hơi thở. Ông nhận định rằng phương pháp của Bác sĩ Viện chỉ giải quyết về mặt sinh lý, hô hấp, nên ông đã tìm tòi nghiên cứu thêm về thiền học Phật giáo để phát hiện ra những điều lý thú trong hơi thở để chữa trị về tâm lý. Từ đó, bác sĩ đã viết quyển sách “Nghĩ về trái tim” để chia sẻ những kinh nghiệm về phương pháp thở bụng.

Trước khi trình bày về phương pháp thở, bác sĩ nói đến nguyên lý của sự sống, theo đó con người cần có năng lượng để hoạt động vì mỗi người là một sinh vật, một sinh linh. Năng lượng trong cơ thể con người gồm hai nguồn: Từ thức ăn, nước uống và oxy trong không khí. Hai nguồn này khi vào cơ thể thì tác động với nhau để tạo ra những trình tự, phát triển lên thành những chất này, chất khác sau đó sinh ra những ATP (adenosin triphosphat), tức là năng lượng để tế bào sử dụng, các tế bào nhờ năng lượng đó mà hoạt động tốt hay xấu.
Để thấy được tầm quan trọng của oxy trong cơ thể con người, bác sĩ đã giảng giải cặn kẽ kiến thức y khoa về hệ hô hấp và minh họa bằng những nét vẽ tay thật cụ thể. Bộ máy hô hấp bắt đầu từ mũi, oxy sẽ vào mũi rồi tới khí quản, xuống phế quản và phát tỏa ra hai bên vào 2 buồng phổi, chạy xuống đến tiểu phế quản, rồi ra những tế bào cuối cùng của phế quản gọi là phế nang. Khi phế nang phình lên là đầy hơi và xẹp xuống là hơi tống ra ngoài cơ thể. Cơ thể con người có 300 đến 400 triệu phế nang, đây là nơi chuyển oxy vào máu. Hồng cầu có trong mạch máu khi tiếp xúc với phế nang sẽ hút oxy từ phế nang và đưa oxy đi khắp toàn bộ cơ thể. Cần phải thở bằng mũi, chỉ khi nào bất đắc dĩ, mũi nghẹt mới thở bằng miệng vì trong mũi có rất nhiều những mạch máu nhỏ li ti ở sừng mũi, những mạch máu này giúp sưởi ấm không khí rồi mới đưa vào phổi, khí qua mũi cũng được lông mũi chặn lại những chất dơ bẩn.

Con người thở tốt hay không nhờ vào cơ hoành, là cơ nằm giữa phần ngực và bụng, đây là cơ chính chịu trách nhiệm 80% sự hô hấp. Độ dao động của cơ hoành phình lên, xẹp xuống là 7 cm, khi cơ hoành dao động 1 cm sẽ hút vào, đẩy ra 250 ml không khí. Với trạng thái thở bình thường của con người cơ hoành chỉ cần nhúc nhích 2 cm để hút vào, đẩy ra 500 ml không khí là đủ cho sự sống của con người. Khi nghỉ ngơi, người ta thường thở bằng bụng, cơ hoành chỉ cần di chuyển 1cm là đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể lúc đó.

Tất cả sinh lý hơi thở tập trung ở cơ hoành, do đó phải rèn luyện thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng) để có sự hô hấp tốt. Cần nhớ rõ rằng thở không thì chưa đủ sống, còn phải ăn uống, vận động, khi vận động nhiều, cần oxy nhiều, dĩ nhiên phải thở nhiều. Hơi thở cũng có liên quan đến cách sống của của con người, nó tùy thuộc vào tâm trạng con người: Khi nổi giận, tiêu hao năng lượng nhiều, sẽ làm thở nhanh; khi thanh thản, dễ chịu thì thở chậm rãi; khi đang vui thì thở nhẹ nhàng; khi đang stress thì thở khác đi. Hơi thở cũng tùy thuộc vào sức khỏe thể lý của con người: Khi đang mệt thì thở hào hển, khi ngồi một chỗ thì thở nhẹ nhàng. Nếu tập trung đến cơ hoành để thở, thở đúng cách thì có thể điều chỉnh cơn giận, tránh hồi hộp, bình tĩnh trở lại. Bên cạnh đó, khi quan tâm đến hơi thở, chú ý đến cơ hoành (thở bụng), người ta sẽ quên đi những chuyện khác, võ não được yên tĩnh, làm cho ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do tại sao trong kỹ thuật thở để chữa bệnh, người ta ít tiêu tốn năng lượng và năng lượng dư thừa giúp cơ thể khỏe mạnh lên.

Khi tập thở, có người thở nhanh, có người thở chậm là điều bình thường vì nhu cầu thở mỗi người khác nhau, đàn ông khác, phụ nữ khác, người lớn tuổi, người trẻ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thở chậm và thở sâu thì hiệu quả về mặt sinh học cao hơn thở nhanh mà thở cạn, nhưng phải tập để thở chậm dần, nếu gắng sức quá độ sẽ bị ngất. Nếu một phút thở 20 lần, là thở cạn nên mỗi phút thở được 3 lít không khí. Nếu thở chậm, thở sâu hơn, một phút thở 10 lần, thì cơ thể có thể hấp thụ được 4,5 lít không khí. Cần phải kiên trì tập thở bụng hằng ngày, nếu làm việc liên tục trong văn phòng thì cứ 45 phút thì tập thở 4-5 phút, nếu thảnh thơi thì tập bất cứ lúc nào thấy thuận tiện và phải ít nhất 6 tháng thì mới thành thói quen và thấy được hiệu quả của việc tập luyện.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã dành phân nửa thời gian còn lại của buổi chia sẻ để trả lời những thắc mắc của khán giả. Khán giả thắc mắc về vị tri của cơ hoành, bác sĩ cho hay cơ hoành không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, để cảm được cơ hoành hoạt động, để tay trước bụng, khi hít vào, bụng phình lên, khi thở ra, bụng xẹp xuống, đó là lúc cơ hoành hoạt động.

Khi được hỏi khi tập thở bụng đúng phương pháp, sẽ chữa được những bệnh nào, bác sĩ cho hay thở cũng như ăn uống, nó chỉ mang lại nhu cầu cần thiết về năng lượng để giúp con người có sự sống bình thường. Nguyên tắc chung là khi lâm bệnh, nghĩa là có trục trặc về chức năng trong cơ thể, người bệnh cần phải đến bác sĩ chẩn đoán và điều trị, nghĩa là phải có sự can thiệp về y khoa, sau đó, để phục hồi sức khỏe và không để cho bệnh tật tái phát thì tập thở. Thở bụng chỉ góp phần trong việc chữa bệnh hiệu quả hơn do thở bụng đem lại liều lượng oxy vào cơ thể tốt hơn so với thở ngực. Tập thở có thể chữa được một số bệnh cụ thể liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, phế quản tắc nghẽn mạn tính, hay khi hút thuốc lá quá lâu, thuốc lá đọng trong đường hô hấp làm cho thở không bình thường, sẽ làm cho khó thở, khi tập thở bụng, sử dụng cơ hoành đẩy mạnh lên xuống giúp cho thở hoạt bát trở lại, làm giảm bệnh nhanh, hiệu quả.

Đối với chứng mất ngủ, bác sĩ cho hay thường là do quá mệt mỏi về trí tuệ, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, bị stress, căng thẳng trong đời sống gây mất ngủ. Cách trị tốt nhất là chú ý đến hơi thở bằng cách tập thở bụng, nó là cách trung tính, không kích thích, khi chú ý, theo dõi hơi thở của mình, một lát sau sẽ ngủ dễ dàng.
Đối với bệnh đau dạ dày, ngoài vấn đề vi trùng ra còn do tâm lý, những người luôn luôn căng thẳng làm cho axit trong dạ dày không điều hòa, ăn uống bất thường dần dần làm cho dạ dày bị đau, người đau dạ dày nên ăn nhiều bữa. Hít thở bằng phương pháp thở bụng có thể làm giảm cơn đau dạ dày.

Một nghiên cứu của Đại Học Harvard cho hay 60-90% bệnh nhân đến bác sĩ có nguồn gốc do stress, căng thẳng trong đời sống nhưng bác sĩ thì không để ý đến nguồn gốc stress mà chỉ chữa bệnh trước mắt, làm cho bệnh khó dứt. Vì thế, trong nhiều trường hợp bệnh tật, cần tìm ra nguyên nhân stress và tập phương pháp thở bụng sẽ giúp tĩnh tâm trở lại để hết bệnh.

Nói chung, con người sống thường nghĩ về tương lai, nhớ về dĩ vãng rồi lo buồn, khi nhớ đến hơi thở có nghĩa là quay trở về hiện tại, người ta chỉ thở cho hiện tại chứ không thể thở cho quá khứ hay tương lai, hơi thở giúp trở về hiện tại, cắt đứt những âu lo phiền muộn để không còn bệnh. Quà tặng của sự sống chính là sự có mặt trong hiện tại.

Tạ Ân Phúc.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyThu Mar 29, 2012 10:26 pm

Nguyễn Lệ Uyên viết về Đỗ Hồng Ngọc

Posted: 28 Mar 2012 09:56 PM PDT
Nguyễn Lệ Uyên
__________________________________

ĐỖ HỒNG NGỌC

“Văn như thơ, thơ như văn, thơ náu mình trong Thơ”
“Thầy thuốc là để cứu người.
Nhà văn là để cứu đời”

(Nglu)

Với hơn 30 tác phẩm đã xuất bản từ năm 1967 đến nay, gồm nhiều thể loại: Thơ, tuỳ bút, tạp văn, y học và cả Phật học… không biết nên xếp Đỗ Hồng Ngọc vào hàng ghế nào cho thật chuẩn. Nhà thơ, thầy thuốc, nhà nghiên cứu, nhà văn? Đối với ông, vị trí nào cũng chính xác. Bởi những gì ông viết, đã xuất bản và đến tay độc giả đều tròn đầy, khiến họ thích thú đến bất ngờ, vì ngoài cốt cách văn chương, những suy nghĩ của ông về các vấn đề xã hội, đời sống, không xa vời; nó gần gũi, quanh quẩn, ẩn núp đâu đó quanh ta mà ta chưa thể nhìn thấy; chỉ đợi khi ông viết lên, đọc lại, ta mới thấu lẽ, à lên một tiếng, vài ba tiếng, tùy theo tâm trạng mỗi người kèm với không gian, thời gian của người đọc: nó có đấy mà sao ta không thể nhìn thấy, ta không hề nghĩ ra được nhỉ? Những điều bình thường cũ rích, trong đời sống, qua ngòi bút của ông hoá ra quá đỗi mới lạ; nói theo ngôn ngữ Đỗ Hồng Ngọc là ngòi bút ông đã hoá giải, đã khải thị giúp ta từ những cách nhìn, nghĩ một cách hạn hẹp, quanh co cạnh ta thành rộng ra để ta “như thị”?

Từ những bài tuỳ bút cho đến thơ, ông không hề đùa cợt với chữ nghĩa, thổi phồng mọi sự vật… để nhắn gửi cho mọi người, cho mai sau. Ông cẩn thận quan sát những hiện tượng quanh mình, trong chính cuộc đời mình y như người thầy thuốc chẩn đoán căn bệnh cho bệnh nhân. Mà đúng vậy, ngay trong quyển Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (NTBTTTLTHT), La Ngà xuất bản năm 1972, ông đã giải mã những băn khoăn thắc mắc của lứa tuổi dậy thì, nào là phòng ngừa cận, viễn, loạn thị, trĩ, táo bón, đái dầm… bệnh biếng học cho tới những vấn đề tâm sinh lý thầm kín khó chia sẻ với cha mẹ… như thể tất cả những thứ tật bệnh ấy ông đã từng nếm trải, rồi tập hợp lại thành một kinh nghiệm sống cho các cô cậu ở tuổi học trò? Đã đành ông là bác sĩ nhi khoa, nhưng ngôn ngữ diễn đạt không phải là ngôn ngữ của một ông thầy thuốc khám bệnh, kê đơn mà là ngôn ngữ của một chàng nghệ sĩ vừa bóc tách sự thật trần trụi vừa xoa dịu nó bằng một thủ thuật của tiếng gió luồn lách trong những bụi tre buổi xế trưa. Hãy nghe ông viết về bệnh biếng học và cách điều trị: “… nếu có một ngày nào đó, em bỗng nhiên thấy mình làm biếng kinh khủng, không còn muốn ngó ngàng gì đến sách vở, thì em hãy nghĩ ngay đến điều này: phải chăng em chán ngán sách vở, bài học vì đã “ứ” đến tận cổ? Vì trí óc em đã “saturé” không còn có thể nhồi nhét gì thêm… Tình trạng biếng học “cấp tính” này sẽ qua rất mau, với một thứ thuốc rất hiệu nghiệm – không phải là cà phê, trà lipton đâu nhé – mà là vứt sách vở đi, rong chơi ngoài đường một buổi chiều, câu cá cũng được, đá banh càng tốt… Sau đó ngủ một giấc cho đầy. Tỉnh dậy bảo đảm sẽ “ghiền” học trở lại”. (NTBTTTLTHT, trg 213-214, La Ngà, SG 1972).

Cũng trong tập này, ở chương 17, nói về Chiều cao, cân nặng, ông mở đầu còn hơn cả một đoạn thơ xuôi: “Tới một tuổi nào đó, ta quan tâm rất nhiều đến thân thể mình. Ta lắng nghe cơ thể mình phát triển như chú dế mèn lắng nghe tiếng cỏ mọc trong đêm khuya” (Sđd, trg 142). Điều này khiến người đọc không cảm thấy chán ngán, trái lại, tạo sự tò mò, dù tiếp sau đó là những con số thống kê, biểu đồ, toán học! Có đến 8 đầu sách ông viết cho tuổi mới lớn, mà quyển nào cũng bổ ích, cũng thiết thực trong đời sống của “lũ trẻ”.

Tôi đã nhận những quyển sách ông tặng về đề tài này và đọc. Đọc một mạch, đọc với bao điều thích thú và sau đó “té ngửa” ra rằng mình hồi nhỏ cũng có lắm điều sai phạm với chính cơ thể mình! Hèn chi ngay cả học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một bài tựa cho quyển NTBTTTLTHT của Đỗ Hồng Ngọc, đã viết: “Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị”.

Với những người bạn nhỏ, ông đã chăm chút như thể chúng là người ruột thịt, còn với người lớn thì sao? Ông cũng sẻ chia, đưa ra một vài nhận xét nho nhỏ nhưng lại chính xác đến từng li mét. Lướt qua những tập Già ơi… Chào bạn, Thư gửi người bận rộn hay Gió heo may đã về… người đọc sẽ thấy được tấm lòng chân thật của ông. Những điều ông viết ra, có thể đúng với người này, hơi đúng đúng với người kia và hơi sai sai với người nọ, vì cảnh sống có khác nhau, ý thích khác nhau, suy nghĩ không mấy giống nhau, nhưng tựu trung vẫn là những gì ta có thể nhìn thấy một chút hình bóng của chính mình ẩn hiện đâu đó trong từng câu, từng đoạn. Ngay từ lời ngỏ trong quyển Gió heo may đã về (nxb Văn Nghệ Tp HCM, SG 1997), ông đã có lời thưa trước: “Vậy, hỡi những người bạn yêu quý của tôi, xin hãy vui với những dòng chữ chân tình này, và nếu có bực mình thì cứ tự nhủ làm gì có, hù dọa đó thôi… còn nếu có bắt gặp hình ảnh chính mình trong những dòng chữ này thì cũng hãy mỉm cười mà thứ lỗi… Vì sáng hôm nay, một chút gió heo may đã về, những chiếc lá vàng đã rơi lác đác trên những con đường thành phố, một mùi gió bấc quen thuộc đã len vào giữa những hàng cây…” (Sđd, trg 7).

Ông viết những gì trong đó đến nỗi khiến ta phải “bực mình” hay “mỉm cười” khi mở từng trang sách? Thưa ngay, ông viết đủ điều, đủ loại, từ tâm lý, tình cảm đến vật chất, sinh lý v.v… nghĩa là những “thứ” nó bắt đầu bám vào cái tuổi không còn “hườm hườm” mà đang trong thời kỳ “gió heo may đã về”, tức thị một phần tư chân ở bên mép “bất hoặc”, còn lại là những dấu hiệu sắp gặp gỡ, chung sống trong “thế giới đại đồng” dưới 3 thước đất! Cái thế giới ấy, nhìn chung rất hiếm người muốn gặp, dẫu là “đại đồng”, nhưng đọc để biết trước vẫn là điều hăm hở, thu hút; cũng chẳng phải vì tò mò mà, hơn hết là để biết đó có phải là sự thật hiển nhiên không. Tuổi “heo may” ấy, khốn nỗi không ai có thể cưỡng chống được. Phải chấp nhận như một qui luật tất yếu. Chúng ta hãy đọc thử một đoạn ngắn, khi ông cảm nhận một cách nhẩn nha mà thấu lý ở tuổi già cận kề: “Tuổi chớm già, ấy là tuổi của chuyển tiếp, của lúng túng, hoang mang, tuổi của những stress, của những lo âu và phiền muộn, của những mối hiểm nguy rình rập về sức khoẻ, về quan hệ gia đình, xã hội… đồng thời tuổi chớm già cũng là tuổi của thành tựu, của thành đạt… Cái người ta dễ thấy nhất là những thay đổi sinh lý: hết khả năng sinh sản, giảm đời sống tình dục. Rồi luyến tiếc dĩ vãng, nhớ cái thuở trẻ trung, cái thời nhan sắc. Một nỗi buồn man mác chợt đến dù không nói ra, dù gắng gượng quên đi…” (Sđd, trg 18).

Bạn không đồng ý với cách nhìn nhận về tuổi chớm già của Đỗ Hồng Ngọc ư? Sai sót chăng? Khiên cưỡng chăng? Trái lại và trừ phi các bậc thiền sư chân chính mới có phản biện, nhưng chưa hẳn đã là tuyệt đối. Nhưng để giải quyết một cách rốt ráo cho vấn đề vừa nêu trên, ông cũng chừa vài đoạn gọi là “lại quả”, ấy là: “Ở đàn ông còn thấy có hiện tượng “vùng lên”, vớt vát, tìm kiếm những cuộc tình dễ dãi, “bồ nhí”, “bia ôm”… để chứng minh chút nam tính còn sót lại của mình… Ở phụ nữ không phải là không có một giai đoạn gần như vậy, người ta vẫn thường gọi đó là tuổi “hồi xuân” (Sđd, trg 51).

Ngày trước đọc Bonjour tristesse của F. Sagan trong bối cảnh chiến tranh lan rộng, tàn khốc, là đọc để giải toả những phiền muộn qua nhân vật nữ, là một cô gái thông minh, hoà nhập vào nếp sống hiện đại, thời thượng mang nhiều yếu tố hiện sinh, buồn chán, nó biểu tỏ một thái độ của một cá nhân trước xã hội, rộng ra là thời đại. Nay được đọc Đỗ Hồng Ngọc, cũng “chào” nhưng lại là Già ơi… chào bạn, ở một thái cực khác: từ ngạc nhiên đến vui vẻ chấp nhận cái quy luật muôn thuở đến với con người một cách thanh thản, không thắc mắc, vướng bận. Có lẽ, do ông hiểu rất rõ những gì xảy ra với mình trong thời gian nằm ở bệnh viện An Bình sau khi mổ sọ não do tai biến mạch máu não, nên không băn khoăn đặt câu hỏi “tại sao” hay thế này thế nọ, như các nhà văn phương Tây. Đây cũng là thời kỳ ông “ngộ” ra lắm điều, dẫn đến việc ông nắm bắt được phần nào các bộ kinh Phật, đặc biệt là Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh và chuyển cái sự hiểu đó đến người đọc, dẫu cho có nhiều chỗ cần phải bàn lại. Nhưng cốt lõi, theo ông: “Tôi thấy nó phóng khoáng, nó “lật đổ” tất cả những quan niệm hẹp hòi, đố kỵ; nó có khả năng hoà đồng, khả năng giúp cho mọi người có trách nhiệm hơn với chính mình, thương người, thương cuộc sống, biết thưởng thức … cuộc sống với một chất lượng cao hơn… có hạnh phúc hơn; biết tha thứ, biết buông xả… nó có thể giúp cho những người đang mang mặc cảm tội lỗi thoát ra khỏi chính mình…” (Nghĩ từ trái tim, trg 8 nxb tổng hợp tp. HCM, SG 2003).

Trong chúng ta, những con người luôn chạy đua với áo cơm, mấy ai thấu triệt nghĩa lý Tâm Kinh chứ chưa nói là thực hành, mặc dù chỉ có vỏn vẹn 260 chữ?

Chỉ có vậy, không hơn, nhưng một khi đã “hành trì” vào Tâm Kinh, quán triệt nó đến tận cùng thì mới thấy vẻ đẹp uyên áo, những thâm hậu vi diệu của nó, bởi nó như một ngọn roi quất vào chỗ u nhược, làm đảo lộn mọi suy nghĩ hời hợt, phủ định mọi thành kiến về Phật, Thập nhị nhân duyên… như ông hiểu và nói ra.

Với Tâm Kinh thì, không phải để “tri” mà để “hành”. Nhưng “hành” như thế nào để “đáo bỉ ngạn” là điều không phải ai cũng “hành’ được. Khó và khó vô cùng. Nơi ai cũng muốn đặt chân đến và bỏ chân ra là thiên đàng và địa ngục. Có hai thế giới này thật không, nó ở đâu? Từ chiếu kiến ngũ uẩn giai không, Đỗ Hồng Ngọc đã chỉ ra: “Niết bàn hay địa ngục là do ta tự tạo ra cho mình, nó ở ngay trong ta thôi: Giận dữ, ngờ vực, sợ hãi, lo âu… tiêu hao của ta rất nhiều năng lượng, đốt cháy ta từ tầng này đến lớp khác chẳng phải là hình ảnh của địa ngục ư? Còn niềm vui, an lạc, hạnh phúc, vô uý… làm ta như chắp cánh bay lên, quên cả thời gian, không gian, chẳng phải là hình ảnh của thiên đàng, niết bàn ư?” (NTTT, trg 132).

Đọc Nghĩ từ trái tim, gấp sách lại, ta thấy như mình vừa được kéo ra khỏi bóng tối lùng nhùng, đến nỗi GS. Trần Văn Khê cũng phải thốt lên: “Tâm kinh không chỉ đọc hiểu không thôi mà phải hành. Đỗ Hồng Ngọc nhờ tổng hợp được những yếu tố đó mà viết ra được quyển Nghĩ từ trái tim như thế này thì tôi cho đây là một tuyệt tác, nắm được tinh hoa của đạo Phật giảng ra một cách dễ hiểu, dễ dàng để cho người ta tìm thấy được mỗi chuyện làm ở trong đời…”

Những điều ở bên ngoài đời sống, Đỗ Hồng Ngọc đã một phần nhìn ra giá trị của cái tầm thường, như câu chuyện ngày trước, một nhà sư khi nhìn thấy núi, thấy sông vẫn cứ là núi là sông, sau nhờ có bậc tri thức khai mở huệ nhãn thì thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông, đến lúc thể nhập chốn tĩnh mịch, u nhàn, lại thấy núi là núi, sông là sông. Nói chung là ông đã “như thị”.

GS. Trần Văn Khê đã đưa ra nhận xét: “Người bác sĩ này có cả tâm hồn hướng về con người nên đã viết cho trẻ con, cho những người già, người sản phụ, tìm hiểu căn bệnh để trừ bệnh, để giúp cho người ta bớt bệnh bớt khổ. Tâm tư đó là tâm từ đi tới bi. Người bác sĩ đó có được một tinh thần phóng khoáng, một tâm từ, còn là một nhà văn dí dỏm, một nhà thơ mộc mạc dễ thương nên hiểu được Tâm kinh như thế”.

Hoá ra và bởi vì Đỗ Hồng Ngọc có được một tinh thần phóng khoáng, một tâm từ, còn là một nhà văn dí dỏm, một nhà thơ mộc mạc dễ thương nên hiểu được Tâm kinh như thế. Vậy thì chúng ta thử bước vào thế giới văn chương của ông:

Ông làm thơ trước khi viết văn. Tôi đọc những bài thơ đầu tiên ông đăng trên Bách Khoa năm 1960, chưa hề đọc một truyện hay một tùy bút, đoản văn nào của ông, mãi cho tới tận sau này (Ông có một truyện ngắn duy nhất, tựa là Người Thứ Hai, đăng trên báo Mai, 1965, sau này in chung trong tuyển tập truyện ngắn Cuộc đi dạo tình cảm, cùng với Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Hồ Thủy Giũ… nxb Trẻ, 1998); nhưng tôi cũng chưa hân hạnh được đọc!
Nhưng dẫu ông có viết ở thể loại nào, thì câu văn vẫn cứ mượt mà chất thơ, kiểu “văn trung hữu thi” vậy.

Viết về Lữ Kiều, người bạn đồng môn của mình, Đỗ Hồng Ngọc có cái nhìn của một cụ đồ tài hoa: “Chàng nắn nót, nâng niu, đưa ngọn bút lông lên ngang tầm mắt, ngắm nghía từng sợi nhỏ, xoay tới xoay lui đôi ba bận một cách thuần thục mà ngập ngừng, rồi thè lưỡi liếm nhanh mấy cái như vót cho các sợi lông bút quấn quít vào nhau, cho nhọn hoắc lại như gom nội lực vào nhất điểm; rồi thận trọng, nhẹ nhàng chàng nhúng bút sâu vào nghiên mực đã mài sẵn, ngập đến tận cán, rút nhanh ra rồi chắt vào thành nghiên, ấn ấn xoay xoay lúc nặng lúc nhẹ cho mực túa ra nức nở, ào ạt rồi thưa dần, đến lúc sắc nhọn vừa ý, chàng phết nhẹ một nét lên tờ giấy đợi chờ, như để đo độ đậm nhạt, hít một luồng chân khí, định thần, lim dim, phóng bút…” (Tôi cũng tin vậy…, trg 61, Như Thị, nxb Văn Nghệ, SG 2007). Dẫn đoạn này, tôi chỉ muốn dẫn đôi dòng, nhưng không làm sao ngắt được. Cái mạch văn ấy cứ tuôn chảy, róc rách đẹp hơn suối reo, không ngăn được. Và liên tưởng ngay đến Chữ của người tử tù và Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân. Đỗ Hồng Ngọc viết về người bạn nhưng cứ như chàng họa sĩ làm thơ!

Còn đoạn này nữa: “Cứ một dòng chữ viết tay nắn nót (bản thảo chép tay) lại hiện lên trong tôi sông ngòi biển cả, rừng núi ao hồ, trưa hè nắng cháy nhảy ùm xuống sông Dinh, đập đá Dựng, những ngày mưa lũ, nước cuốn trôi phăng cả nhà cửa trâu bò. Tôi cứ để lòng mình nhảy ùm như thế, cuốn trôi như thể khi đọc Biển Hát. Cả một dĩ vãng xưa ùa sống lại” (Biết bao điều thì thầm, trg 203, Như Thị). Xem ra Đỗ Hồng Ngọc đâu chỉ có tâm hồn trong sáng mà còn có cả tấm lòng, như Cao Huy Thuần nhận xét: “Anh nói những chuyện giản dị. Nhưng mầu nhiệm không nằm ở đâu khác hơn là trong chính những câu chuyện giản dị đó. Một đôi bài của anh khá đơn sơ, nhưng hồn nhiên là cái duyên của anh, anh làm thơ trước khi viết văn, cho nên đó cũng là những bài thơ” (lời trích ở bìa 4 Như Thị).

Đỗ Hồng Ngọc làm thơ khi còn là học sinh trung học, mãi đến năm 1967, ông mới cho in tập thơ đầu tay Tình Người, với bút danh Đỗ Nghê, lúc đang là sinh viên trường Y. Những bài thơ này xuất hiện trên Bách Khoa (từ năm 1960) và Tình Thương (1964) do SV đại học Y Khoa Sài Gòn chủ trương, thời đó có nhiều bài thơ theo trường phái Phi Phi (Phi Thi?). Tôi đọc chúng (thơ phi phi) nhưng chẳng hiểu gì. Và vì vậy, khi vớ phải những câu chữ gần gũi của Đỗ Hồng Ngọc với những cảm xúc chân thật, mộc mạc tôi cảm thấy như có cái gì đó quen quen, như khói củi trong bếp lửa buổi sáng sớm chớm đông. Sau đó, khi tạp chí Ý Thức dời về 666 Phan Thanh Giản, cùng viết chung trên đó tôi mới gặp ông bằng xương bằng thịt và quen nhau. Gần cuối năm 1974, từ tòa soạn Ý Thức, ông mời tôi đi ăn bò vò viên chỗ xế bên rạp Đại Đồng trên đường Cao Thắng và tặng tập Thơ Đỗ Nghê do Ý Thức xuất bản. Trong đó đáng chú ý là bài thơ Tâm sự Lạc Long Quân. Có lẽ do nội dung của bài thơ này, bị kiểm duyệt nên cơ sở Ý Thức không thể in công khai tại Sài Gòn, mà lại in (lậu) trên Đà Lạt do Lữ Kiều coi sóc rồi mang lộn ngược về Sài Gòn. Năm 2010, ông muốn đưa lại bài này vào tập Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác, nhưng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như trước 1975, nghĩa là Tâm sự Lạc Long Quân vẫn là bài thơ không có “hộ khẩu”, lang thang trong tập Thơ Đỗ Nghê “phổ biến hạn chế trong vòng thân hữu” (thiếu 2 năm nữa là chẵn 40 năm dài). Những thao thức, băn khoăn, tấm lòng thành ông gửi gắm trong bài đã bị chối bỏ, là chính trị thời trước và thời sau không chấp nhận tấm lòng thành của ông xuất phát từ trái tim, nghĩ từ trái tim của ông.

Khi ta đưa các con 50 người xuống biển
Và vợ ta đưa 50 đứa lên rừng
Lòng ta đã rất đỗi băn khoăn
Có một điều gì khiến ta linh cảm trước
(…)Nhưng bây giờ mọi sự xảy ra
Các con đều đã rõ
Những vết ô nhục trong lịch sử chúng ta
Các con đều đã rõ
(…)Đã cùng sinh ra trong một bọc
Thì hãy nghe ta
Đốt hết sách vở, xé hết cờ xí đi
Rồi đứng ôm nhau mà khóc
Nước mắt sẽ làm tươi lại cỏ cây
Nước mắt sẽ làm phì nhiêu mảnh đất

(Tâm sự Lạc Long Quân, Thơ Đỗ Nghê, trg 5-7, Ý Thức xb, 1974).

Bài thơ này ông viết từ năm 1965, trong bối cảnh đất nước tương tàn! Nội dung bài thơ không mang ý thức phản kháng, gào rống mà, xuất phát tự trái tim ông, réo gọi tình đồng bào và thơ ông bật lên từ tấm lòng chân thật đó. Nhưng những kẻ làm chính trị thì không thể chấp nhận cái tấm lòng ấy, vì phe phía nào cũng tự nhận là chính nghĩa, bóp nát những mơ ước, hoài mong của tầng lớp thanh niên, trí thức. Chúng biến cái tinh thần dân tộc của giới trẻ trở thành hành vi phản trắc, biến lòng yêu đồng loại, nghĩa đồng bào thành tư tưởng phản bội! Sự dồn nén và ẩn ức ngày mỗi dày thêm, cao thêm:

Rất nhiều đêm rất nhiều đêm
Tôi vỗ về tôi thủ thỉ
Ngủ đi con ngủ đi con
Ngày mai rồi khôn lớn
Cầm súng với cầm gươm
Ngủ đi con ngủ đi con
Ngày mai rồi khôn lớn
Giết bạn bè anh em
Ngủ cho ngoan ngủ cho ngoan
(…)
(Lời ru, Thơ Đỗ Nghê, trg 14)

Thời ấy, khi đọc bài thơ này, tôi tưởng tượng cảnh bà mẹ quê ôm đứa con thơ vào lòng, giữa đêm khuya, nức nở than khóc người chồng là anh lính Việt cộng hay Quốc gia vừa chết trận. Âm thanh trong bài thơ không thịnh nộ, cứ ưu uất, nghẹn ngào, nức nở gây một ảo giác như chính bản thân ta đang chịu đựng cảnh khổ nhục đó vậy. Nó cứ rờn rợn như âm thanh trong bài Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy trong đêm bão!
Một bài thơ khác, Đoá hồng mùa xuân tuổi thơ, ông viết tặng con sắp chào đời cũng mang một tâm trạng u uẩn không kém, có thể coi là nỗi lòng của giới trẻ lúc bấy giờ:

Có những người không có cơm ăn
Có những người không có áo mặc
Có những cánh đồng cháy đen
Có những xác người chồng chất
Con sẽ vô cùng ngạc nhiên
(…) Làm gì có Việt Nam đánh giết Việt Nam
Làm gì có đất nước hai miền

(Đoá hồng mùa xuân tuổi thơ, Thơ Đỗ Nghê, trg 66).

Thực tế oan nghiệt đó đã bóp nát trái tim rất nhiều người, trong đó có ông. Vì vậy, có thể xem, Thơ Đỗ Nghê là một sự chọn lựa đúng đắn, là thái độ của của một thanh niên trí thức mẫn cảm trước thời cuộc và xã hội lúc bấy giờ. Đó là nỗi đau không cùng của những người chân chính, đúng như Lữ Kiều viết trong lời bạt cuối sách: “Đã đến lúc chúng ta nghiêm trang đặt những vấn đề, với lịch sử. Ví dụ bài “Điệp khúc” (Thơ Đỗ Nghê, trg 57, ghi chú của người viết bài này) là những câu hỏi thẳng thắn với đàn anh chúng ta thời 45. Những Bài vè thứ nhất, Bài vè thứ hai (Sđd, trg 48 và trg 52, nt) đặt vấn đề với thế hệ hiện tại, với những người mà ta gọi là Đồng Minh. Có lẽ, bây giờ sự thể đã khác đi, nhưng tôi nghĩ, trong tình thế ấy, đặt những câu hỏi như vậy là một thái độ can đảm, nằm trong thái độ nghiêm túc của anh” (Thơ Đỗ Nghê, trg 76, nt).

Bài thơ Thư cho bé sơ sinh nơi trang 39 ông viết năm 1965 khi còn là SV thực tập tại bệnh viện Từ Dũ, sau này ông cho in lại trong tập Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (nxb Văn Nghệ, SG 2010) được Phat’s blog chuyển ngữ sang tiếng Anh tháng 11/2006, như là sự mở đầu tâm cảm của ông, nhìn về thế giới bên ngoài bằng trái tim chân thật, bằng cả tấm lòng của cá nhân có trách nhiệm trước một cá nhân khác. Bài thơ chỉ có hai nhân vật: anh và em. Anh là chàng SV năm thứ ba y khoa và em chỉ là đứa bé mới chào đời. Ông đã khắc hoạ sự tương phản ngược chiều trong thế giới đa cực của cuộc sống ồn ào, đầy dẫy những cạm bẫy, lo toan, mưu tính… Đó là tiếng khóc và nụ cười, mắt thực và tối đen, cô đơn và êm ấm, là cái bé nhỏ vô cùng và rộng lớn cũng vô cùng. Bài thơ cũng chính là tâm trạng của anh chàng sinh viên ngành y lần đầu tiên làm công việc đưa một sinh linh ra ánh sáng cuộc đời sẽ có nhiều ngọt bùi lẫn cay đắng chờ đón phía trước.

Tính chất của bài thơ, trước hết là giãi bày tâm trạng, bởi đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy và nhận ra bản thể của mình qua hình hài bé bỏng kia, rồi nó sẽ phải trải qua những đoạn đường mà ông và bao con người đã bước qua cuộc đời có nhiều những khổ đau và hạnh phúc, của nụ cười và nước mắt, nói chung là “đời nhiều nhãn hiệu”.

Bài thơ không mang hơi thở ngôn ngữ bóng bẩy của thơ ca. Nó là những lời thầm thì, chia sẻ, là tâm tình của một con người với một con người trong mối quan hệ bình đẳng của người ra đời trước và người vừa chào đời sau; của người đã bị trói vào “đời” và người sắp bị “đời” trói chặt. Ông sử dụng ngôn ngữ nói, mộc mạc đến dung dị để chuyển tải nội dung lời thơ là thân phận làm người, mà rất nhiều các triết gia, học giả, nhà văn cả Tây lẫn Đông từng mang ra mổ xẻ. Vấn đề của Đỗ Hồng Ngọc đặt ra không rộng, không gian là phòng sinh, thời gian là một giờ khắc nào đó trong ngày. Ông chỉ ghi lại những cảm xúc và tâm trạng đối với công việc của mình trước một em bé vừa chào đời, bắt đầu cùng ông, gia nhập vào đời sống mà ông đang nếm trải, không hề thấy có một triết lý nào cao xa, chỉ nêu lên những sự việc có thật đang xảy ra và sắp sửa xảy ra với bé, bắt đầu tham dự vào “cõi người ta”.

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ (Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác, trg 6).

Nhiều người, khi đọc bài thơ này, cho rằng nhà thơ đã gửi đi một thông điệp cho mọi người hiện hữu trong đời sống muôn màu muôn vẻ. Tôi thì nghĩ, ông không hề có ý làm một công việc to tát đến vậy, mà hơn hết là từ tấm lòng, từ trái tim, là cái nhìn thấu triệt lẽ đời mà ông đã trải nghiệm, như một người đi trước, không phải là kẻ dẫn đường hay đưa đò.

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…

Ý hướng đích thực trong bài thơ là 3 câu cuối cùng này. Hai nhân vật anh và em sẽ hoà vào mẫu số chung: số phận con người! Và tinh tế hơn cả, là ông ngắt câu ở nhịp hai như một cú rơi từ trên cao, không có sự chọn lựa.
Đỗ Hồng Ngọc sống nhiều, đi nhiều, viết nhiều. Văn thì viết như thơ. Thơ thì như văn và thơ náu mình trong thơ. Đó là những gì tôi nhìn thấy, đọc ra từ cảm tính rất chủ quan của mình. Ví dụ như mấy câu trong bài Mũi Né:

Em có về thăm Mũi Né không
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong (Mũi Né, Thơ Đỗ Nghê, trg

Hay như thời gian tu nghiệp ở Pháp, ông nhớ nhà, nhớ quê, nhớ gia đình, bạn bè… Nỗi nhớ găm vào từng thớ vải. Câu thơ xếp đặt như câu nói, nhưng lại lột tả đến tận cùng nỗi nhớ nhung khói củi, đến nao nức:

Anh hôn đằng sau/ Anh hôn đằng trước/ Anh hôn phía dưới/ Anh hôn phía trên/ Chiếc áo của em/ Món quà em tặng/ Chiếc áo lạ lùng/ Có mùi biển mặn/ Có mùi dừa xiêm/ Có mùi cát trắng/ Có mùi quê hương… (Món quà, Thư cho bé sơ sinh…, trg 143).
Ông có quãng đời niên thiếu sống ở La Gi, tắm mình trong mùi gió biển, thiên nhiên hoang sơ với những đồi núi chập chùng, những dải cát trắng, sóng biển rì rào… đã ru ông, nuôi dưỡng tâm hồn ông để có được một Đỗ Hồng Ngọc có một cái Tâm trong veo như bầu trời không gợn chút khói mây.

Ông nhìn nhận cảnh quan theo vẻ đẹp mẫn tuệ nơi ông đã đành, nhưng đến những cảnh huống mà nhiều người nhìn thấy là xấu, khi lọc qua tâm hồn ông bỗng sáng rực như ánh sáng ban mai; ngôn ngữ diễn đạt cứ như những hạt sương long lanh trên cành lá biếc xanh. Ví dụ, từ trang 74 đến trang 80 là các bài La Ngà và La Ngà 1 đến La Ngà 5, là diễn tả tâm trạng và cảm xúc của ông trước cái chết của đứa con gái yêu quý, nhưng lời thơ không hề bộc lộ chất bi lụy, đau thương. Ngược lại, cứ trong suốt như pha lê:

“Mỗi năm/ Mỗi người/ Thêm một tuổi/ Chỉ mình con/ Mãi mãi tuổi đôi mươi” (La Ngà 3, Thư cho bé sơ sinh…, trg 78). Và bài kế tiếp: “Ba vun gốc trường sanh/ Mẹ đặt chùm vạn thọ/ Lên mộ con/ Giữa ngày mùng Một Tết” (La Ngà 4, Thư cho bé sơ sinh…, trg 79).

5 bài thơ viết về La Ngà thực chất là viết về “nỗi mất”, là nỗi đau không cùng của các bậc cha mẹ. Nhưng cả 5, lời thơ vẫn bình thản chấp nhận, không u oán. Chỉ có những người đã tiếp cận với Thiền học, đã “thị” được ngũ uẩn giai không, thả những cảm xúc tâm linh chạm gần đến ngưỡng như Đỗ Hồng Ngọc mới có được cốt cách và phong thái của các hành giả phương Đông trên đường bước vào mép rìa của cái Đẹp.

Ông đã từng thú nhận trong phần dẫn nhập và một chút lịch sử, ở ngay phần đầu Nghĩ từ trái tim, rằng “Viết với tôi là một bức xúc, là một cách “xả”! Tôi thấy nhẹ nhàng sảng khoái hơn khi được viết ra. Đó cũng là một cách tự chữa bệnh cho mình” (trg 9). Và: “Tôi nhớ hồi mới lên mười, trọ trong chùa, đêm đêm cũng nghe cô tôi tụng “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha!” tôi chỉ thấy êm tai, ngủ ngon lành mà thôi” (trg 20). Như vậy, rõ ràng Thiền học đã thấm đẫm tâm hồn ông từ tuổi thơ, như chuyện thấy núi thấy sông của nhà sư viết ở đoạn trên. Chính vì vậy, nên ông mới có những câu thơ như thế này:

Hội An còn ngái ngủ
Mái chùa ôm vầng trăng
Giật mình nghe tiếng chổi
Gà gáy vàng trong sương
(Hội An, Thư cho bé sơ sinh…, trg 99).

Hay:

Lắng nghe hơi thở của mình/ Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa/ Một hôm hơi thở tình cờ/ Dính vào hạt bụi thành ra của mình/ Của mình chẳng phải của mình/ Thì ra hơi thở của nghìn năm sau (Thở, sđd, trg 196).

Và một bài nữa:

Đất động ta cũng động/ Sóng thần ta cũng sóng/ Giật mình chợt nhớ ra/ Vốn xưa ta là đất! (Đất, sđd, trg 197).
Nếu làm công việc như các ông Đặng Tiến và Cao Huy Khanh thì có thể xếp dòng thơ Đỗ Hồng Ngọc vào dòng thơ Thiền được chăng? Tôi không mấy rõ, chưa thể biện biệt, kiến giải; chỉ thấy và hơn hết là cảm được rằng, thơ ông xuất phát từ Tâm Cảm, vượt trên những triền phược. Nó thô mộc mà sáng long lanh; lột tách những vết bụi bám; cũng đứng chung những “số phận thơ”, cũng sần sùi meo mốc như lát sắn mì để quên trong khạp, nhưng lại tỏa ra chút mùi thơm dịu dàng lấp lánh. Đó cũng là nét rất riêng, rất cốt cách của thơ Đỗ Hồng Ngọc.

Tôi đã từng nghĩ: “Làm thầy thuốc là để cứu người; làm nhà văn là để cứu đời”, xem ra lại rất đúng, một cách trọn vẹn, với trường hợp Đỗ Hồng Ngọc: cứu người và cứu đời!

(Nguyễn Lệ Uyên, xứ Xương Rồng, tháng 3/2012)

You are subscribed to email updates from Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. Email delivery powered by Google
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610

Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyWed Jul 04, 2012 10:42 am

Triết học, đắt như tôm tươi giữa chợ đời!

Posted: 03 Jul 2012 12:46 AM PDT
Vài cảm nghĩ về cuốn “Trò Chuyện Triết Học”
của Bùi Văn Nam Sơn

Đỗ Hồng Ngọc

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc IMG_0023-300x225
Bùi Văn Nam Sơn ký tặng sách cho độc giả. (Ảnh ĐHN).

Loạt bài “Chuyện xưa chuyện nay” về triết học của Bùi Văn Nam Sơn trên báo Sài gòn Tiếp thị hằng tuần gần 2 năm qua đã vừa được Nhà xuất bản Tri thức và Sài gòn Tiếp thị phát hành với tựa là “Trò chuyện triết học”. Hằng trăm người vừa ái mộ vừa tò mò chen chúc đến dự buổi ra mắt sách ngày 28.6.2012 vừa qua ở tòa soạn. Lạ lùng, triết học mà đắt như tôm tươi! Tác giả ký tặng liền tay không ngớt! Nhiều độc giả nói đang rất mong thấy loạt bài được tiếp tục trên mặt báo, được tiếp tục in thành sách!

Triết học gắn với hơi thở của cuộc sống con người. Có lẽ từ khi có loài người, khi họ bắt đầu ăn trái cấm thì những câu hỏi đã luôn được đặt ra về đời sống, về kiếp người, về hạnh phúc, khổ đau… Cho nên không có lúc nào thiếu triết học, bởi cứ còn đó những câu hỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào của kiếp nhân sinh. Có thời, các triết gia lang thang ngoài đường phố, bờ đê, quán trọ, sân trường; có thời triết gia tự giam mình trong tháp ngà, “biến những điều dễ hiểu thành khó hiểu” để chỉ dành riêng cho một số ít người và giờ đây, triết học đã sẵn sàng… xông vào nơi chốn đông người, ồn ào chợ búa, tuy vẫn luôn giữ sự lẻ loi để suy gẫm một mình. Cũng với những câu hỏi về kiếp người, về đời sống, về khổ đau, hạnh phúc…, những chia sẻ đắng cay ngọt bùi mà mỗi lần đặt ra luôn là một lần mới! Bùi Văn Nam Sơn bảo ngày nay, triết học đã đi vào những chuyện đời thường, chuyện hằng ngày, từ cái ăn cái mặc… Triết học làm cho người ta nghi ngờ, đặt lại những câu hỏi, gây mất lòng tin, làm thao thức, làm lay chuyển và nhờ đó, làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn, thú vị hơn, nhiều hương vị hơn.

Triết học phải tỉnh thức, phải tự vấn, tự phê phán. Có tỉnh thức thì mới có đổi thay, từ bản thân đến vận mệnh đất nước.

Một chuyện tưởng như không bao giờ thay đổi là sư phạm- nghề dạy học- mà ngày nay cũng đã có “hậu-sư phạm” (post-pedagogy), bởi trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóa, với khoa học kỹ thuật hiện đại thì vai trò người thầy người trò đã khác xưa xa. Tôi nghĩ rồi đây cũng sẽ có cái gọi là “hậu-y học” (post-medicine) khi đã có những vấn đề đặt ra cho nó, nào euthanasia (an tử), phá thai, nhân bản đơn dòng, sinh sản vô tính, tế bào gốc, cấy gène người vào thực phẩm, vào sinh vật để tạo mảng ghép v.v.. Bởi cuộc sống là “vô thường”, là “duyên sinh”, nên triết học cũng phải động, phải “ vô sở trụ” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm- Kim Cang).

Tôi nhớ hơn nửa thế kỷ trước, thời bọn tôi học Đệ nhất (lớp 12) chuẩn bị thi Tú tài toàn phần thì cũng đã được học triết học, nào Luận lý, Tâm lý, nào Đạo đức, Siêu hình… nhờ đó, người thanh niên, sinh viên vào đời sẵn một hành trang rộng mở, một tầm nhìn mới, suy nghĩ mới. Cho nên tôi mong cuốn Trò chuyện triết học này rồi sẽ có mặt ở các thư viện trường học trong thời gian tới.

Phải nhuần nhuyễn đến thế nào đó, như tằm ăn dâu mà nhả tơ- những sợi tơ lóng lánh- Bùi Văn Nam Sơn mới có thể phóng bút viết thành những câu chuyện triết học nhẹ nhàng mà ý nhị, lang thang mà miên man, lúc gần lúc xa như vậy. Thế nhưng, những câu chuyện “đời thường hóa” đó đã không hề nhẹ ký chút nào, đã khơi gợi bao điều thao thức, nghĩ suy.

Tôi bỗng thấy ở tác giả, nét gì đó an bình như một thiền sư đang “thõng tay vào chợ”.

(Saigon 6.2012)
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyWed Jul 04, 2012 10:50 am

Ghi chép lang thang: Bãi Phan Thiết

Posted: 22 Jun 2012 04:10 AM PDT
“Bãi” Phan Thiết
tặng các bạn PBC

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc IMG_bai-PT-300x225

“Bãi” đây dĩ nhiên là bãi biển rồi! Không thể không thiên vị khi nói về bãi biển Phan Thiết của tôi. Với tôi, đó là một bãi biển tuyệt đẹp, đẹp nhất… thế giới, chạy dài từ Cà Ná đến Cù Mi, qua Cổ Thạch, Mũi Né, Lagi, Kê gà… Hồi nhỏ, ở Phan Thiết nghe người ta hay nói “Đá một đá ra Cà Ná cá nuốt”, cứ á, á vậy mà không biết tại sao. Lớn lên, có dịp đi xe lửa ra Nha Trang, ngang Cà Ná mới “á, á” vì đẹp đến nín thở! Bãi sâu mà xanh tận chân trời. Đá từ trên núi cao đổ ập xuống… chỉ chừa một con đường lắc lẻo cho xe vụt qua. Cổ Thạch thì bãi toàn đá bảy màu lổn nhổn, mênh mông. Các cô gái chỉ cần lượm vài cục đá nhỏ, xỏ sợi dây, đeo lên cổ, đủ biến thành một nàng tiên. Mũi Né ngày xưa thì tuyệt vời với Rạng, với những rặng dừa không thua Honolulu, nhưng bây giờ bãi đã bê tông hóa thật đáng tiếc. Các resorts mọc lên như nấm, chia cắt bãi biển thành những lãnh địa, hùng cứ một phương, bảo vệ tuần tra đằng đằng sát khí…

Ngay tại Phan Thiết thì xưa có bãi Thương Chánh nổi tiếng (Ơi những con đường ta đã đi/ Gia Long Đồng Khánh mượt xuân thì/ Chân run rẩy cát bờ Thương Chánh/ Gió ở đâu về thơm bước khuya – ĐN), nay chỉ còn một chút bãi Đồi Dương, Vĩnh Thủy!

Thế nhưng bãi Phan Thiết luôn có cái hay riêng. Không mơ màng như Đại Lãnh, Dốc Lết… phẳng lặng quá, trong xanh quá, chẳng gợn tí sóng, làm ngại ngần những bước chân. Nha Trang thì ra vài bước đã sụp sâu như cái hồ nước mặn với những đảo nhỏ xung quanh chắn sóng, y như một hòn non bộ. Phan Thiết không vậy. Nước mặn chát, khi đục khi trong, bãi khi trồi khi sụt, chỗ cao chỗ thấp, sóng đập ầm ầm, sơ sẩy lăn cù… Đặc biệt là cát. Cát ở đây hạt to, lởm chởm, như sỏi chưa kịp tán nhuyễn. Đi nghe rào rạo, đau điếng. Nhờ vậy mà… tốt cho
sức khỏe.

Giống như được châm cứu vào các huyệt ở hai lòng bàn chân, nhất là huyệt dũng tuyền. Sóng ầm ầm như biết xoáy vào các huyệt thận du, chí thất, phế du… Bãi Lagi cũng giống Phan Thiết, cũng trồi sụt bất thường, cũng đầy đe dọa, cũng sóng ầm ầm, cát to lởm chởm … nhưng Lagi hoang sơ hơn nhiều, tắm một mình trên biển vắng cũng hay!

Mỗi lần về Phan Thiết bao giờ tôi cũng tắm biển cho… khỏe người. Bước rào rạo trên cát lởm chởm để được châm chích. Đưa lưng cho sóng dần, xoa bóp. Nhớ nhà thơ Từ Thế Mộng, ngày nào cũng đạp xe đi tắm biển, có lần than: Mấy hôm nay biển thở dài/ Thì ra em bệnh đã vài bốn hôm… Rồi nhớ Nguyễn Bắc Sơn, vào tận Viện Y dược học dân tộc, gặp Trương Thìn, nèo nẹo đòi phổ biến “ý châm”: chỉ dùng ý tưởng, châm đến đâu người ta nhảy dựng lên đến đó, bệnh gì cũng khỏi. Rồi… Nguyễn Như Mây, Liên Tâm, Nguyễn Hiệp, Ngô Đình Miên, Phan Anh Dũng, Lưu Văn Trung … Ghé chùa thăm thầy Huệ Tánh, ghé nhà thờ thăm cha Diễn, thăm Đức ông- nhà thơ Xuân Ly Băng…

Cho nên nói gì thì nói, tôi vẫn cứ mê bãi Phan Thiết.
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptyFri Jul 27, 2012 5:17 pm

“GIÀ KHÚ… ĐẾ”!


Ghi chú: 1 Tháng 10 là Ngày NGƯỜI CAO TUỔI. Có bạn trách sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú… đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ… “khú đế”. Trên 70 tuổi mới nên đọc…

Đỗ Hồng Ngọc

1. “Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú… đế”. Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần lượt. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen… Còn ta, ta chần chờ, chểnh mãn, làm ngơ… Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội… Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già… khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những ký ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác, tai không nghe rõ, nói không trôi chảy, mắt không nhìn tinh… như làn sóng đã bắt đầu tung tóe!

Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một cơn bão dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch, buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nhìn quanh những người già khú đế mà… còn khỏe, ta nghĩ ta chắc cũng sẽ như họ. Còn lâu. Số người như vậy rất hiếm.
Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nhìn đời bi quan ? Không đâu. Trái lại. Nó làm cho cuộc sống của ta có chất lượng hơn, có ý nghĩa hơn. Người ta không cảm nhận được thời gian vì thực ra chẳng có thời gian.

2. Thỉnh thoảng gặp người bạn thân lâu ngày chưa gặp lại, thấy bạn sao mà nhăn nheo, già khú, hỏi mới biết còn nhỏ hơn mình vài tuổi! Bạn kể cho nghe chuyện đôi khi gặp lại «người xưa» của bạn, tưởng tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang… Ai dè không vậy. Đôi mắt huyền xưa, chiếc mũi dọc dừa… bây giờ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang; vai gầy guộc nhỏ, từng ngón xuân nồng bây giờ chuối ngự…. Còn ta thì sao? Nguyên Sa bảo ta chỉ có thể đo đếm tuổi mình qua ánh mắt cố nhân. Thử nhìn vào gương. Có gì khác lạ đâu nào? Ấy là bởi mình quen nhau quá rồi nên chẳng kịp thấy đổi thay. Thế nhưng, đã không còn những dấu chân chim ở khóe mắt mà hằn sâu như vạn lý trường thành… Khóe miệng thì nặng nề trễ xuống như bị sức hút của quả đất. Ở một nơi không có trọng lực chắc không đến nỗi?

Bạn nhắc toàn chuyện nửa thế kỷ trước… Nào đi cắm trại Suối Lồ Ồ với Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Hồ Xích Tú, Nguyễn Công Thuần, Quách Giao…, nào lang thang chợ sách vỉa hè Saigon, “truy lùng” sách quý, nào cà phê chiều tím, chiều nhớ thương ai… Mấy đứa cháu nội mười bảy mười tám ra vòng tay chào bác, chào bác… Bạn quắc mắt: “Ông” chớ sao lại bác! Thấy chưa, tụi nó gọi ông bằng ông nội mà gọi tui bằng bác, thấy chưa?

Bạn có khoảng đất rộng chơi cây kiểng một thời. Cả một vườn mai vàng rực cho những ngày Tết nay đà xác xơ. Căn nhà rộng đã nhường cho các con, cất một mái nho nhỏ bên cạnh như một cái am cốc, một tủ sách, một cái TV, và nhất định không xài điện thoại di động, vi tính… Đủ rồi đó, nay mai, sẽ dọn dần về những căn nhà nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Rồi cùng mà cười. Bạn nói đã làm xong di chúc. Và cũng đã căn dặn, rải xuống sông Soài Rạp, quê nhà.

Phone cho người bạn ở tận miền Trung xem bạn đã khú ra sao. Bạn đi vắng. Không biết đi đâu. Chị càu nhàu. Hỏi “tình hình” sao rồi? Chịu hổng nổi ổng. Chị nói. Tôi chỉ muốn “cắn” ổng mấy cái! Ấy, chớ, đừng. Đừng cắn. Chị mà cắn ổng người ta tưởng chị “mê” ổng lắm đó. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau lắm cắn nhau đau” mà, nhớ không? Hồi xưa hai ông bà mê nhau như điếu đổ! Anh bạn làm thầy giáo, một nhà thơ rất dễ thương, lấy bút hiệu con gái để dễ đăng những bài thơ mượt mà trên các báo thời đó. Giờ anh đi lai rai chỗ bạn bè, em cháu, những chốn chùa chiền…

3. Nhân có bác sĩ Thịnh ở Mỹ về , chúng tôi ơi ới gọi nhau rôm rả ở một quán hải sản thành phố. Theo lời một anh bạn, quán hải sản có cấu trúc mỗi phòng như một khoang thuyền để mọi người lắc lư cùng sóng gió.

Thiệt là tay bắt mặt mừng. Nhiều khi ngớ ra. Biết mặt mà quên tên. Biết tên mà quên mặt. Học chung với nhau dưới mái trường y khoa Saigon đằng đẵng bảy năm trời, không thể không quen, vậy mà đôi lúc cũng ngỡ ngàng, chưng hửng! Người thì hom hem… người thì béo ị… người bạc trắng, người cà khêu… Ôi cái thời sinh viên y khoa hào hoa phong nhã, tếu táo vung trời! Có lẽ do cái sự học y dài lâu và nghiệt ngã, tiếp cận bao nỗi con người… nên bọn y khoa nổi tiếng là tiếu lâm hạng nhứt, mặc dù học hành nghiêm túc chẳng ai bằng! Nhớ thời đó, ai vào y khoa cũng bị đặt cho một cái “biệt danh”, cái “hỗn danh”, cái “tục danh” chịu hổng nổi, rồi chết cứng với tên gọi đó suốt đời. Bạn bè gặp nhau chỉ cần kêu một tiếng thì cả một dĩ vãng ùa về…! Tên có thể quên chớ tục danh thì khó mà không nhớ. Thịnh, là Thịnh Văn Chương, “Chương còm”. Qua Mỹ mất tên, còn họ, “Doctor Thịnh”! Tại sao còm? Bởi còn có Chương chuột. Tại sao chuột? Nhìn nó giống… chuột, thế thôi. Còm nay đã hết còm, chuột nay không còn chuột. Thế mà cái “tục danh” còn đeo đẳng mãi làm nhớ cái anh ốm nhom, lòm còm mà nhanh nhẹn, cái anh thấp lùn mà lém lĩnh, thông minh…. Còn anh bạn Mai cao nhòng, ngất ngưỡng, hình như có lúc làm ban đại diện lớp, được gọi là “Mai vói” (phát âm theo tiếng Nam bộ!), bởi ai muốn nói chuyện với anh cũng phải vói lên một chút!. Rồi bạn C – có lẽ vì nghiêm trang, ít khi đùa giỡn – nên được gọi là “ C bặc”. Nhưng chuyện của anh bây giờ là một tấm gương luôn được bạn bè nhắc tới. Anh bị đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng, biến chứng tùm lum, mấy phen tưởng đã xong, thế rồi anh quyết định tự xây cho mình một cái kim tĩnh… Từ đó anh khỏe hẳn ra, không thèm bệnh, không thèm chết nữa!

Bỗng có bạn hỏi, Lộc bây giờ ở đâu? Lộc nào? Lộc nào? Nhao nhao lên. Lộc “tr” hả? Đang ở Úc, rồi Q heo, rồi H “nám”, để khác với Hưng “Rhade”, Hưng “mù”… Rồi Cường, Môn, Thăng, Bá… kẻ còn người mất. Cả đám bác sĩ vào trường y nửa thế kỷ trước bây giờ đều trên dưới bảy mươi không mấy ai là không bệnh tật! Đã bệnh thì toàn thứ dữ. Bác sĩ mà! Nhồi máu cơ tim, nong, stent, by pass… tai biến mạch máu não, tiểu đường, thận, khớp,…

Nhưng thật lạ lùng, những bạn bè cũ cứ ngồi với nhau một lúc nhắc lại chuyện xưa bỗng dưng ai nấy đều trẻ ra không ngờ. Trẻ như không hề có thời gian.

(ĐHN)

http://www.dohongngoc.com/web/mot-chut-toi/gia-khu-de/
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc EmptySat Aug 04, 2012 9:40 pm

IQ và EQ

Posted: 03 Aug 2012 07:16 PM PDT

IQ và EQ

Đỗ Hồng Ngọc

IQ (intelligent quotient), thương số thông minh và EQ (emotional quotient), thương số cảm xúc khác nhau. Người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác học, nhà khoa học, ra đời tìm được việc làm tốt, lương cao, đời sống sung túc nhưng cũng là người dễ tự mãn, tự cao tự đại, coi thường người khác, nên dễ rơi vào cô đơn, gặp thất bại mau nản lòng, buồn chán, dẫn đến trầm cảm, thậm chí… tự tử ! Còn người EQ cao thì thường ít thành công trong trường học mà lại thành công trong trường đời. Ấy là nhờ họ có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và quan trọng hơn, thấu cảm được với người, lạc quan, tự tin. Người có EQ cao là người có khả năng… lãnh đạo, biết làm việc nhóm, biết tôn trọng và lắng nghe người khác nên dễ thành công, dễ lôi kéo người ta theo mình. Trong nghề nghiệp, họ bền bỉ, dễ thăng tiến. Gia đình dễ có hạnh phúc vì biết san sẻ, tôn trọng nhau, và… chung thủy.

Người ta thấy gia đình mà gồm hai vợ chồng đều có IQ … cao thì dễ xung đột, dễ dẫn đến ly dị vì không ai nhường ai! Người vợ IQ cao thường ngạc nhiên thấy chồng mình bỏ mình mà đi tìm một người… ngu thế !

EQ cao thì khác. Ngoài khả năng tự nhận thức, kềm chế cảm xúc, còn có tính bền bỉ, kiên trì, khả năng thích ứng với môi trường.

Thực ra thì trong mỗi chúng ta đều có cả IQ và EQ, nhiều ít khác nhau. Cả hai đều là những bẩm sinh, có lẽ gắn vào trong gène. EQ cao sẽ giúp cho IQ được bộc lộ và gia tăng. Những người EQ nhiều quá có lẽ như Chu Mạnh Trinh bảo « Ta cũng nòi tình/ thương người đồng điệu » khi một mực bệnh vực nàng Kiều. « Nòi tình » cũng khổ chứ không phải lúc nào cũng tốt cả!

GS Đặng Văn Chiếu, một vị thầy đáng kính của nhiều thế hệ y khoa chúng tôi, trong bài Yếu tố EQ kể lại một trắc nghiệm tâm lý gọi là « Trắc nghiệm thưởng kẹo » của Walter Mische, đại học Stanford như sau: Ông mời vào phóng làm việc một nhóm trẻ em lên bốn tuổi, riêng từng đứa một, và nói rằng : Đây là miếng kẹo, cháu có quyền ăn ngay bây giờ, nhưng thầy cần đi công việc, nếu cháu không ăn ngay, đợi đến khi thầy trở lại thì sẽ được hai miếng kẹo . Kết quả : 1/3 nhóm trẻ ăn ngay tức khắc; 1/3 kềm chế không được, cũng ăn trước khi thầy trở lại (khoảng 15 phút); 1/3 còn lại kiên nhẫn đợi đến khi thầy về và được thưởng hai miếng kẹo. Tóm lại, có 2/3 số trẻ không kềm chế được « cảm xúc ». Thú vị là các nhà nghiên cứu đã tiếp tục theo dõi 10 năm liền: những em có khả năng kềm chế được cảm xúc, đình hoãn hưởng thụ thì học giỏi hơn, điểm thi cao hơn, tìm mau giải pháp cho vấn đề, giao tiếp khéo hơn, có khả năng soạn thảo kế hoạch, đạt được mục tiêu. Nhóm trẻ « bốc đồng » (không kềm chế được cảm xúc) thì học kém, cứng đầu, khó dạy, dễ tức giận… (Não Bộ, YTe Distributors Inc, 1999, tr 223-235).

Tóm lại, EQ có đặc điểm tự giác cao, quản lý cảm xúc tốt, có khả năng thấu cảm, khéo giao thiệp, công bằng, có nguyên động lực tự nội tâm, không do khen thưởng, tiền bạc từ bên ngoài, luôn bền chí và cố gắng. EQ dễ dẫn đến thành công. Một sự thành công nào cũng thường là do kết quả của 20% IQ và 80% EQ !

Giáo dục, rèn luyện EQ là giáo dục cảm xúc, phải từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội (đặc biệt lãnh vực truyền thông có trách nhiệm lớn !). Ngoài những lời giáo huấn, cần có những tấm gương để noi theo, bởi đây không phải là dạy kiến thức, kỹ năng, mà là dạy thái độ, giá trị sống. Hiên nay nhà trường chỉ chăm bẳm lo dạy IQ, thậm chí dạy « gà chọi »!

Dạy EQ không chỉ dạy trong lớp học mà cả trong giờ chơi, giờ ăn, giờ thể dục, những chương trình công tác xã hội, hòa giải xung đột, giúp trẻ biết tự trọng , tự tin, biết thương người… Ông bà cha mẹ trong gia đình chính là nguồn quan trọng nhất trong việc hình thành EQ cho trẻ. EQ sẽ mất nếu không được nuôi dưỡng, nhắc nhở và khuyến khích thường xuyên ! Cha mẹ thường chỉ chú ý điểm học tập của con ở lớp, không quan tâm cảm xúc của trẻ để uốn nắn kịp thời, nhiều khi chiều chuộng quá mức hoặc ngược lại, chỉ cấm đoán, la rầy, trừng phạt.

Cho nên một cuốn sách như Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, được biên soạn từ năm 1948 bởi Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận cho đến bây giờ vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của nhiều thế hệ, bằng những câu chuyện cảm động, nho nhỏ, rất đời thường, gắn học chữ với học làm người từ chuyện Anh em nhà họ Điền đến Cái thú nhà quê và cái thú kẻ chợ, Lưu Bình Dương Lễ, Một ông quan thanh liêm, Chuyện người thợ đá, Chuyện quả bứa, Không nên phá tổ chim v.v… Những chuyện kể như vậy, đọng lại trong lòng người, uốn nắn con người hơn là những bài học thuyết giáo nọ kia với những danh từ đao to búa lớn!

(4.8.2012)
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Sponsored content





Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc   Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trò chuyện với BS Đỗ Hồng Ngọc
» Nhớ mùa Thu Hanoi - Hồng Nhung
» Cô Lê Thị Thúy Hồng - Nguyên Phó Hiệu Trưởng
» Chúc mừng Cô Thúy Hồng đã chọn được một rể thảo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: GÓC CHIA SẺ ĐỦ THỨ :: DANH NHÂN, TÁC GIẢ YÊU THÍCH, NHÂN VẬT YÊU THÍCH-
Chuyển đến