TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Vật lý học, và Học Vật lý EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Vật lý học, và Học Vật lý EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
Admin
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
Le_Viet
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
mycomputer
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
hongnhung
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
nguyenthoduong
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Vật lý học, và Học Vật lý Vote_lcapVật lý học, và Học Vật lý Voting_barVật lý học, và Học Vật lý Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Vật lý học, và Học Vật lý

Go down 
Tác giảThông điệp
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Jun 24, 2014 6:06 am



Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed Aug 27, 2014 9:21 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Jun 24, 2014 6:16 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyTue Jun 24, 2014 6:24 am

Loving Nguyen30/01/2010 - 19:47Công Nghệ Thông Tin
Ngành Vật lý - Nhiều cơ hội việc làm

Ngành Vật lý - Nhiều cơ hội việc làm

Những năm gần đây do nhu cầu lao động đòi hỏi sự phân hóa chuyên môn sâu nên các ngành khoa học cơ bản không còn "hot" để thu hút người học. Thay vào đó, thí sinh thường lựa chọn các ngành học cụ thể từ tên gọi đã có thể xác định được việc làm sau khi ra trường.





Vật lý là một trong những ngành khoa học cơ bản bị các bạn thí sinh lãng quên nhiều năm nay. Cụ thể, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, hàng năm, ngành Vật lý được dành 250 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhưng số thí sinh đăng ký dự thi không cao hơn chỉ tiêu là mấy, tỷ lệ chọi chỉ ở mức 1,41 (2007) và 1,97 (2008).

Vì ít người thi nên điểm tuyển vào ngành này không cao, 2 năm liên tiếp ngành Vật lý của trường chỉ lấy 15 điểm. Năm 2008, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội tuyển sinh đầu vào cho ngành vật lý là 19,5 điểm, so với mặt bằng điểm chuẩn của khu vực phía Bắc thì đây là ngành có điểm chuẩn vừa phải.

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cho biết: Nhiều người nghĩ học ngành vật lý chỉ có thể học thêm khóa nghiệp vụ sư phạm để đi dạy học hoặc nghiên cứu sâu trong các viện khoa học. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, ngành vật lý bao gồm nhiều chuyên ngành như: Vật lý hạt nhân, Vật lý lý thuyết, Vật lý ứng dụng, Vật lý điện tử, máy tính; Vật lý địa cầu, Vật lý chất rắn...

Chọn học ngành Vật lý, người học có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm sau khi ra trường. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực y tế thì hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế đều ứng dụng vật lý hạt nhân để chiếu xạ điều trị các bệnh về ung bướu, chụp x-quang, laser... Ngoài ra, với chuyên ngành Vật lý ứng dụng, người học hoàn toàn có thể làm "thầy" trong các nhà máy về xi mạ, chế biến vật liệu...

Nhận định về tiềm lực nhu cầu lao động của ngành Vật lý, TS Quang phấn khởi: Trong tương lai chừng 10 năm nữa, ngành Vật lý hạt nhân sẽ rất phát triển mà cụ thể là mục tiêu xây dựng nhà máy điện nguyên tử vào năm 2020 sẽ cần vài ngàn lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

Hiện tại, các trung tâm kỹ thuật hạt nhân TPHCM, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Chiếu xạ TPHCM... rất cần nguồn lao động bổ sung. Và với sức đào tạo chỉ vài trăm sinh viên ra trường hàng năm thì sẽ thiếu trầm trọng. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ khuyến khích người học và chính sách đào tạo dài hơi. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cũng đã đầu tư các phòng thực hành, thí nghiệm thiết bị hiện đại về vật liệu mới, hạt nhân... nhằm kéo gần khoảng cách giữa học và hành trong thực tế, tăng cơ hội phát triển tay nghề cho người học.

Đây là ngành dễ kiếm việc làm nhưng vẫn còn "kén" người học. Năm 2009, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến ngành Vật lý Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội là 140 bao gồm chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế với giảng viên nước ngoài và lớp cử nhân Tài năng vật lý. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tuyển 250 chỉ tiêu, trong đó có 20 chỉ tiêu lớp cử nhân tài năng. Trường ĐH Bách khoa TPHCM tuyển sinh ngành Vật lý kỹ thuật...


Theo SGGP


Vật lý: Ngành học nhiều thú vị
(Dân trí) - Trong cuộc trao đổi cùng Dân trí về vấn đề “thí sinh nên chọn trường nào để không trở thành những cử nhân “thừa”? Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ nhiệm Khoa Vật lý, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã tiết lộ nhiều điều thú vị xung quanh ngành Vật lý.


Từ năm thứ hai trở đi, sinh viên học chủ yếu bằng tiếng Anh. Giảng viên là các giáo sư của Đại học Brown, Hoa Kì (một trong những trường hàng đầu trên thế giới) giảng dạy bên cạnh các giáo sư nổi tiếng của Việt Nam.

Nội dung chương trình tương đương với chương trình của Khoa Vật lí trường ĐH Brown được các Giáo sư Mỹ và Giáo sư Việt Nam thiết kế. Nếu tốt nghiệp loại giỏi sinh viên có thể được chuyển tiếp sang học ở Đại học Brown hoặc các trường đại học khác ở nước ngoài.
Ngành Vật lý trong thời kì trước đây có rất nhiều thành tựu đáng kể nhưng những thành tựu đó chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản, ít gắn liền với thực tiễn sôi động của cuộc sống nên sinh viên ra trường có rất ít sự lựa chọn công việc.

Tuy nhiên ngành Vật lý ngày nay đã thay đổi hoàn toàn, ngoài các hướng nghiên cứu khoa học đỉnh cao người học còn có thể trở thành đối tượng giảng dạy và nghiên cứu ra rất nhiều lĩnh vực khác như khoa học vật liệu điện tử, bán dẫn, công nghệ nano, công nghệ hạt nhân, quang học lượng tử, vô tuyến và điện tử, vật lý ứng dụng, vật lý địa cầu, vật lý nhiệt độ thấp, tin học vật lý. Với xu hướng như vậy nên đầu ra của ngành học này rộng mở hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, thí sinh trước khi đăng kí dự thi đại học cần nắm rõ thực tế này để lựa chọn ngành học cho phù hợp.

Theo kinh nghiệm của T.S thì người học ngoài việc trang bị tốt các kiến thức chuyên ngành thì cần thêm những kỹ năng gì?

Theo tôi thì ngoài việc học tốt các chuyên ngành về Vật lý thì người học cũng cần trang bị cho mình  các kiến thức về tin học, điện tử, phần cứng của máy tính, tiếng Anh, tiếng Pháp, khả năng thuyết trình, làm việc theo nhóm.

Như khoa Vật lý của trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì ngoài việc trang bị cho các em các kỹ năng trên, Khoa còn khuyến khích sinh viên sớm tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm và cuối khoá phần lớn đều được làm khoá luận tốt nghiệp.

Hoạt động này giúp cho các cử nhân có những kinh nghiệm thực tiễn về khoa học và công nghệ cao và có đầu óc tư duy lô gíc đáp ứng được các yêu cầu rất cao của khoa học, kĩ thuật trong tương lai. Rất nhiều sinh viên khá, giỏi của Khoa Vật lý được các tổ chức trong và ngoài nước cấp học bổng trong khi ngồi trên ghế nhà trường.

T.S có thể cho biết đôi nét về các chuyên ngành Vật lý, cơ hội của các chuyên ngành này và xu hướng trong tương lai?

Nói về lĩnh vực Vật lý thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu. Nhưng ở đây tôi xin nêu ra một số chuyên ngành được đánh giá là có nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp.

Trước hết phải kể đến là ngành đào tạo Công nghệ hạt nhân. Đây là ngành đào tạo rất cần thiết của Việt Nam hiện nay khi chủ trương nhà nước về phát triển ngành điện hạt nhân đã bắt đầu được thực hiện. Nhu cầu của đất nước về nhân lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn.

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ hạt nhân sinh viên có thể làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân: ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kĩ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn.

Kế tiếp phải kể đến ngành Khoa học vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được nhà nước liệt là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước. Sinh viên theo học ngành Khoa học vật liệu rất có thể làm việc ở các hãng công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các trường đại học. Đặc biệt là sinh viên ngành này, nếu tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi, ngoại ngữ tốt có khả năng học tập và nghiên cứu ở các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…

Ngoài ra cũng có nhiều trường đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực Vật lý như Cử nhân Vật lý, Cử nhân Sư phạm Vật lý… Đây là các ngành nhằm đào tạo các đội ngũ tham gia nghiên cứu khoa học hoặc tham gia vào công tác giảng…

Như chúng ta đã biết, trên thế giới luôn có sự dịch chuyển nguồn nhân lực từ những nước kém phát triển sang những nước phát triển hơn. Trong những năm gần đây xuất khẩu rất nhiều lao động ra nước ngoài là một trong những xu hướng đang gia tăng mang lại lợi ích kinh tế cao cho nhiều người dân.

Tuy nhiên phần lớn “sản phẩm” xuất khẩu chủ yếu là lao động chân tay. Hiện nay có một xu hướng đang gia tăng là xuất khẩu “lao động trí óc”. Xu hướng này không chỉ mang lại lợi ích vật chất mà còn đào tạo những con người có thể xây dựng lên nền kinh tế tri thức. Đây chính là hoạt động thể hiện quá trình hội nhập trên thế giới.

Hơn nữa, với việc xã hội hóa giáo dục là kết quả là sự ra đời của hàng trăm trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các viện nghiên cứu, nhu cầu giảng viên dạy Vật lí là rất lớn. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các trường đại học phấn đấu trở thành các trường đại học nghiên cứu nên có thể coi đây là một thị trường rất tốt cho các sinh viên ngành Vật lý.

Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh viên tốt nghiệp Khoa Vật lý đều có thể làm được các công việc trên mà chỉ có các sinh viên chăm chỉ, thông minh, có tầm nhìn mới có thể tìm được công việc phù hợp. Với niềm tin vào khả năng của các thanh niên Việt Nam, tôi tin chắc rằng hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý đều có thể tìm được công việc phù hợp với hoài bão của mình.

Hồng Hạnh (ghi)



Những cơ hội sinh viên ngành vật lý y sinh không nên bỏ lỡ
Qua vài năm giảng dạy người viết phát hiện thấy một số cơ hội giúp sinh viên ngành vật lý y sinh có thể tận dụng để học hiệu quả hơn.

Trước hết người viết có cảm nhận phần đông sinh viên trong ngành chưa nhận thức đúng về ngành nghề này. Và từ đó đưa đến chưa có động lực để học. Đây là một lãnh vực tích hợp đa ngành nên nếu không đọc thêm, nghiền ngẫm sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, các sinh viên sẽ thu nhận kiến thức tổng hợp rời rạc từ nhiều mảng nhưng các bạn không tiêu hóa được khối lượng kíến thức đó. Giải pháp là sớm học từ tiêng Anh chuyên ngành và tìm đọc những cuốn nhập môn cho từng môn học, ở đó các tác giả sẽ giúp các bạn nắm được ý chính của môn học – đây là cơ sở để hiểu đúng môn mình học.

– Môn kỹ thuật thiết bị y học : Johannes Patzold, Handbook of Electromedicine (Basic principles applications equipment) 1985,John Wiley & Sons (sách của hãng Siemens)

– Môn kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Thomas S. Curry, James E.Dowdey, Robert C.Murry, Chrístensen’s Physics of Diagnostic Radiology, 4th edition,Lea & Febiger 1990

– Môn tin học trong y học : Isaac N.Bankman, Handbook of medical imaging, Academic Press, 2000

Bước tiếp theo là liên kết, xâu chuỗi các kiến thức ấy với nhau và ứng dụng chúng vào thực tế bằng việc nhúng tay vào làm một bài tập lớn hay một project cụ thể nào đó. Để làm được cần một số kỹ năng và trang bị thêm một vài công cụ, những cái chỉ học được trong va chạm với thực tế.

Là một ngành liên quan đến y tế, chúng ta sẽ được đối xử theo các quy định của Bộ Y tế. Do tính đặc thù của ngành ở Việt Nam nên các kỹ sư tốt nghiệp rất giống như hòan cảnh các bác sĩ đa khoa vừa ra trường. Bác sĩ sẽ đủ kiến thức để làm thương mại như trình dược viên cũng như các bạn sẽ dư kiến thức để tiếp thị, chào bán trang thiết bị, hóa chất trong y tế. Tuy nhiên nếu muốn làm chuyên môn như sửa chữa, sử dụng khai thác các hệ thống thiết bị y sinh, các bạn giống như bác sĩ ra trường là phải học chuyên sâu và phải học qua thực tiễn va chạm trong đúng môi trường. Ví dụ bác sĩ sẽ làm không lương tại bênh viện lớn một thời gian, còn các bạn trong các công ty, đại lý độc quyền các trang thiết bị y tế. Thời gian học từ 6 tháng – vài năm, phụ thuộc trước hết vào loại thiết bị, vào năng lực, kiến thức và nhât là lòng yêu nghề. Các bạn may mắn hơn các bác sĩ là tuy học nhưng không tốn học phí và có lương. Mặc dù phải tốn nhiều thời gian nhưng bù lại ngành này ít bị cạnh tranh và nhu cầu hiện tại rất lớn.

Để rút ngắn thời gian học chuyên sâu này, ngay từ năm 3 sinh viên nên chọn một thiết bị y tế nào đó để tìm hiểu, nghiên cứu và gắng tích lũy kiến thức về nó từ nguyên tắc vật lý, nguyên lý kỹ thuật đến các sơ đồ mạch. Xin bật mí là chọn cái gì dễ thôi như máy điện tim, các máy vật lý trị liệu hoặc chế lại các thiết bị trong luận văn các khóa trước. Trong 2 năm rưỡi sau đó, chỉ cần hiểu kỹ và “vọc” thiết bị đó là đủ tự tin để dám “đụng” thiết bị khác. Một điều cần hết sức chú ý: cần nắm vững phương pháp sử dụng thiết bị (tức là biết vận hành đúng và biết thế nào là thiết bị hoạt động đúng) trước khi có ý định can thiệp sửa chữa nó.

Các cơ hội để sinh viên lãnh hội các kỹ năng điện tử cần thiết là thông qua các giờ thí nghiệm :

– Thí nghiệm thiết bị y học 1 : học vững các mạch điện tử y sinh cơ bản, kỹ năng dùng các thiết bị đo điện, thiết bị đo các thông số sinh học

– Thí nghiệm thiết bị y học 2 : học thiết kế và lắp ráp các mạch đơn giản, vi xữ lý, học xử lý tín hiệu sinh học. Nếu xin vào làm phụ việc ở các phòng thí nghiệm thì càng tốt.

– Thời gian 3 tháng làm luận văn cũng là cơ hội để học nhiều về mạch, lãnh hội các kỹ năng đo, test linh kiện và thiết kế, chế tạo thiết bị.

Cơ hội để học sử dụng thiết bị :

Hàng năm vào giữa tháng 8 có triển lãm về thiết bị Y Dược tại Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình. Ở đó cung cấp cho các bạn nhu cầu thực tế về tuyển dụng và các dòng sản phẩm sẽ được bán tại VN. Các bạn có thể hỏi nhà đại lý cách vận hành các thiết bị và có thể thử vận hành, sử dụng thiết bị.

Cũng tranh thủ thực tập tại các đơn vị y tế. Ở các công ty như VIMEC, MTS có thể học được kiến thức bão dưỡng, lắp đặt và một vài thủ thuật sửa chữa nhỏ. Ở Phân viện Vật lý Y sinh, MEDIC có thể xem cách vận hành các thiết bị y tế kỹ thuật cao như MRI, CT và có điều kiện để vọc các máy vật lý trị liệu. Ở bệnh viện Pháp Việt thì được tiếp xúc nhiều loại máy và hiểu cách quản lý chuyên nghiệp các thiết bị y tế. Nếu tìm hiểu sâu về 1 máy có thể học máy FACSCalibur (hãng BD – USA) ở BV Đại học Y dược, máy xạ tri bằng coban ở BV Ung Bướu vv…

Cuối cùng tham gia vào các lớp dạy kỹ thuật viên trang thiết bị y tế và các buổi kiến tập là cơ hội học kiến thức bão dưỡng, sửa chữa nhỏ.

Có định hướng sớm và tranh thủ khai thác những cơ hội nêu trên thì chắc chắn nhận thức các bạn sẽ chuyển biến sâu sắc trước khi nhận đề tài luận văn và tự tin sau khi ra trường.

duynamnguyen

http://yume.vn/11tunhien/article/nganh-vat-ly-nhieu-co-hoi-viec-lam-35C934A6.htm


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed Aug 27, 2014 7:18 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyThu Aug 14, 2014 8:45 pm

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyWed Aug 27, 2014 7:16 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyWed Aug 27, 2014 7:16 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Vật lý học, và Học Vật lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vật lý học, và Học Vật lý   Vật lý học, và Học Vật lý Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Vật lý học, và Học Vật lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: HỌC TẬP (TOÁN LÝ HÓA VĂN SINH SỬ ĐỊA NGOẠI NGỮ GIÁO DỤC CÔNG DÂN... ) ::  :: TỔNG HỢP-
Chuyển đến