TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
Admin
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
Le_Viet
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
mycomputer
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
hongnhung
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
nguyenthoduong
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Mật mã mở cánh cửa đại học Vote_lcapMật mã mở cánh cửa đại học Voting_barMật mã mở cánh cửa đại học Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Mật mã mở cánh cửa đại học

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Mật mã mở cánh cửa đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Mật mã mở cánh cửa đại học   Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyWed Jun 27, 2012 8:57 am

Niềm tin của ba mẹ là động lực cho tôi

Tôi của ngày hôm nay - cô sinh viên năm hai, không bao giờ quên sự quan tâm của thầy cô và sự hỗ trợ của gia đình. Nhờ những nguồn động lực đó mà mỗi giây phút tôi trải qua trên chặng đường sĩ tử đều rất ý nghĩa.
>Nhận bài dự thi "Mật mã mở cánh cửa đại học"

Lớp 12 là năm học vất vả nhất trong cuộc đời học sinh nhưng đây cũng là cơ hội đầu tiên để bạn thử thách bản thân mình: tìm hiểu, định hướng mục tiêu và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu đó.

Tôi luôn cảm thấy may mắn khi được sinh ra là con của ba mẹ. Dù không được học cao hiểu rộng nhưng ba mẹ tôi hiểu rõ con cái mình muốn gì, có thể làm gì và tôn trọng mọi quyết định của chúng tôi. Tôi chọn lựa và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Với ý nghĩ đó, tôi không cho phép mình nản chí hay lùi bước. Làm sao để giữ vững niềm tin của ba mẹ vào mình là động lực để tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học và thi đại học.

Với mong muốn chạm tay vào cách cửa đại học, từ năm lớp 10 tôi đã hoạch định mục tiêu học tập cho mình. Dù những kiến thức giai đoạn này chưa quá khó hay liên quan trọng yếu đến bài thi đại học nhưng nhịp độ học tập đều đặn, hợp lý như một thói quen giúp tôi nhiều sau này. Kiến thức tuy vô hạn, nhưng kiến thức trong chương trình phổ thông, nếu bạn học tập một cách có hệ thống, thì vẫn có thể nắm vững gần 80%. Phần còn lại là những kiến thức bên ngoài phải tự trao dồi thêm.


Tâm lý thoải mái rất quan trọng trong quá trình học và thi. Ảnh do tác giả cung cấp
Thi cả hai khối A và D, tôi lựa chọn cho mình một khối thi chính là khối A và tập trung vào ba môn toán - lý - hóa. Không phải dân chuyên tự nhiên, điểm trung bình các môn này của tôi trong năm chỉ tầm 8 phẩy nhưng nhờ luyện tập nhiều và ghi chú tất cả những lời thầy cô giảng mà tôi cũng vượt qua kỳ thi với tổng điểm 23.

Tự biết mình không giỏi nên tôi ý thức mình phải nổ lực gấp đôi, gấp ba người khác. Đối với môn toán, tôi khoanh vùng những phần dễ lấy điểm như hàm số, lượng giác, hình học tọa độ… và luyện tập tất cả các dạng. Với những phần quá khó như bất đẳng thức... tôi chỉ xem nhưng không đặt nhiều chú ý vì nội dung rộng, đòi hỏi phải hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong khi khung điểm ít.

Lý tuy là môn tự nhiên nhưng vẫn nhiều phần lý thuyết. Việc nắm vững lý thuyết sẽ hỗ trợ tích cực trong việc giải bài tập. Cô giáo dạy lý của tôi cũng là cô chủ nhiệm. Lúc đầu chúng tôi có hơi bất mãn với cách dạy của cô vì ngày nào cô cũng bắt chúng tôi đọc đồng thanh các công thức, khái niệm. Chúng tôi cảm giác bị xem thường như một đứa con nít cấp I. Mỗi khi có một giọng đọc lạc ra là cô là rầy không thương tiếc. Do đó, dù giờ Lý hay giờ chủ nhiệm chúng tôi đều rất căng thẳng. Giờ nghĩ lại, nhờ sự căng thẳng cực độ cô tạo ra lúc đó mà chúng tôi quen dần với áp lực tâm lý khi thi cử. Và cũng nhờ đọc đi đọc lại ngay tại lớp như vậy nên chúng tôi chỉ cần đọc đề là theo phản xạ các câu chữ tuôn ra.

Khó nhất trong ba môn với tôi là hóa với bao nhiêu thứ phải nhớ: hóa vô cơ sang hóa hữu cơ, công thức các chất, các phản ứng xảy ra, điều kiện chất xúc tác cho mỗi phản ứng lại khác nhau. Ông bà ta thường nói: “Chăm hay không bằng tay quen” quả thật đúng trong trường hợp của tôi. Tích cực giải tất cả các đề những năm trước, tìm thêm đề trên internet, tôi dần quen với các dạng bài tập và phản ứng cũng nhanh hơn. Kết quả con số 8 cho cột điểm môn hóa đã đền đáp công ơn dùi mài kinh sử.

Khối thi thứ hai của tôi là khối D. Như đã xác định từ đầu tôi không đạt mục tiêu quá cao vào khối thi này. Những kiến thức tôi sử dụng cho hai môn văn và Anh đều có được từ quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Riêng môn tiếng Anh, nếu bạn nào có đam mê về ngoại ngữ thì có thể chuẩn bị từ cấp 2, vừa để sử dụng lâu dài, vừa làm nền tảng cho việc chinh phục các chứng chỉ quốc tế như IELTS hay TOEFL.

Thi đại học tuy quan trọng, nhưng trước đó bạn phải hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp. Một số trường tư thục có chương trình học như sau: từ đầu năm đến cuối học kỳ một chỉ dạy và học những môn chính như toán, lý, hóa, văn, anh là những môn chắc chắn sẽ thi đại học và tốt nghiệp. Sang học kỳ hai là giai đoạn luyện tập giải đề. Chỉ đến thời điểm Bộ Giáo dục công bố những môn thi tốt nghiệp còn lại: sử, địa, sinh thì họ mới bắt đầu học những môn đó theo đề cương của Bộ. Tôi cũng có cách phân bổ thời gian tương tự, nhưng cải biên một chút: duy trì việc học các môn phụ trong khi vẫn chú tâm vào các môn chính. Làm như vậy, dù môn thi tốt nghiệp được công bố là môn nào, bạn cũng không quá bỡ ngỡ, không quá choáng ngợp.

Thời khóa biểu một ngày của tôi trong năm lớp 12 là sáng dậy sớm xem lại bài, đi học chính khóa ở trường, về nhà nghỉ trưa tầm một giờ, chiều lại học tăng tiết ở trường, tối chạy đến trung tâm luyện thi, về đến nhà tắm rửa ăn uống và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Sức khỏe sinh lý và tâm lý đều rất quan trọng nên mặc dù lịch kín nhưng tôi vẫn cố duy trì giấc ngủ đầy đủ từ 22h đến 5h, mỗi tuần tôi đều dành ngày nghỉ chủ nhật bên gia đình, bạn bè.

Ba mẹ và người thân đều ngạc nhiên một con bé ốm yếu như tôi sao lại có thế làm việc liên tục, đều đặn như thế mà không hề than vãn hay bệnh tật. Ngay cả tôi bây giờ cũng không thể tưởng tượng trong tương lai có áp lực nào lại có thể khiến tôi hoạt động với hiệu suất cao như tôi đã từng làm được ở thời điểm đó.

Thi cử là một cán cân, đánh giá kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy của bạn trong chặng đường 12 năm đèn sách. Kết quả quan trọng vì nó quyết định bạn có trở thành một tân sinh viên hay không, có xứng đáng lại niềm tự hào cho cha mẹ, thầy cô hay không.

Riêng với tôi, hành trình bạn vươn tới bậc thang học vấn mới cũng quan trọng không kém. Có bước vào hành trình này, bạn mới hiểu hết được bản thân, mới phát huy hết năng lực học tập của mình. Có bước và hành trình này, bạn mới cảm nhận sự quan tâm của những người thương yêu, sự dạy dỗ bảo ban không toan tính của thầy cô.

Gửi những sĩ tử đang ngày đêm ôn luyện, hạnh phúc không phải là một đích đến mà chính là một hành trình, đi đến thời điểm này của cuộc chạy đua đã là một thành công lớn rồi. Chỉ còn không đầy hai tháng nữa thôi, các bạn sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế vinh quang, hãy thật bình tĩnh, vững tâm, sáng suốt nhé!



http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2012/05/niem-tin-cua-ba-me-la-dong-luc-cho-toi/
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Mật mã mở cánh cửa đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mật mã mở cánh cửa đại học   Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyWed Jun 27, 2012 8:58 am

Hành trình thi đại học của cậu học trò nghèo

"Dù mẹ có mất đi, con cũng phải đi đỗ được đại học”, đó là câu nói trong nước mắt của tôi dành cho mẹ trong buổi sáng đầu tiên của kỳ thi đại học, khi ấy mẹ tôi đang bị bạo bệnh tưởng chừng không qua khỏi.
>Nhận bài dự thi "Mật mã mở cánh cửa đại học"

Bố mất sớm từ khi tôi học lớp 6, mẹ tôi làm ruộng tần tảo nuôi 2 anh em đi học. Nhà chúng tôi rất nghèo, nhưng hai anh em tôi đều học rất giỏi. Cấp III, tôi là lớp trưởng của lớp học giỏi nhất trường. Tất cả họ hàng làng xóm đều khâm phục sức học của tôi. Đi thi đại học năm đầu tiên, tôi vẫn tin chắc rằng mình sẽ đỗ. Khi cầm giấy báo điểm, tổng điểm thi là 19 điểm (trong khi Đại học Kinh tế quốc dân điểm chuẩn là 21 điểm) với môn Lý chỉ được 3,5 điểm. Tuy không được ra ngoài Hà Nội học, nhưng tôi có đỗ cơ sở II của Đại học Kinh tế Quốc dân tại Quy Nhơn. Dù vậy, nghe lời ông nội khuyên nhủ, tôi quyết tâm ở lại nhà ôn thi tiếp vào năm sau.

Để ôn thi tốt, tôi cố gắng suy nghĩ và vạch ra phương pháp ôn thi phù hợp. Đầu tiên là cách thức. Tôi tìm lại tất cả các đề thi đại học từ năm 1995 đến 2005, nghiên cứu kỹ từng đề. Sau đó, tôi xem ở mỗi đề mình gặp vấn đề gì, sau đó, tổng hợp, phân loại và quyết tâm khắc phục tất cả các vấn đề này. Môn lý tôi yếu nhất trong cả ba môn thi khối A, có những khi đọc mãi mà vẫn không hiểu. Tôi đành đạp xe 40 km số mỗi ngày lên thành phố Vinh học thêm, từ chiều cho đến tối khuya mới về nhà.

Trong những ngày tháng ôn thi lại, tôi đóng cửa suốt, hầu như chẳng tiếp xúc với ai trừ mẹ. Tôi cố gắng không tiếp xúc và bỏ ngoài tai những lời nói của hàng xóm về thành tích “thi trượt” của mình. Tôi biến những lời gièm pha “tưởng học hành giỏi giang mà thi lại trượt” thành động lực thêm quyết tâm phải thi đỗ và đạt được số điểm cao nhất làng để chứng minh năng lực. Cũng nhờ việc đóng cửa cách ly với những lời gièm pha mà tôi đã có được sự tĩnh tâm, sáng suốt rà soát lại từng vấn đề khiến cho mình trượt đại học.


Ảnh minh họa: Thiên Chương.
Nhà nghèo không có nhiều tiền để đi học thêm cả ba môn, tôi đã tự học và theo dõi không bỏ sót các chương trình ôn thi nào trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam. Vừa xem, vừa ngồi làm bài tập theo những chương trình đó, nhiều lúc khiến tôi cảm tưởng mình đang ở trong một lớp học và thầy giáo của mình chính là các giáo sư đang giảng trên truyền hình. Tôi rất quan tâm đến chương trình Thời sự, để cập nhật tất cả các thông tin về thi cử. Nhờ đó, tôi có thể phán đoán được nội dung ra đề thi năm nay sẽ tập trung vào những vấn đề gì, từ đó có phần ôn tập trọng tâm.

Ngoài ra, từ tháng hai đến tháng tư năm đó, tôi thường xuyên tham gia các chương trình thi thử do Đại học Vinh tổ chức. Việc tham gia thi này giúp tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị được kỹ càng tâm lý thi.

Thấm thoắt cũng đã hết một năm, kỳ thi đại học năm 2005 mà tôi chờ đợi cả năm trời cũng đã đến. Nhưng ngày đầu tiên đi thi, cũng là ngày mẹ tôi bị ốm nặng. Bố tôi mất sớm, chỉ còn mẹ tần tảo ruộng vườn nuôi hai anh em tôi. Trong đầu tôi thoáng qua suy nghĩ bỏ thi để lo, đưa mẹ đi viện. Nhưng mẹ vẫn động viên tôi. Thực sự đó là một quyết định khó khăn đối với tôi lúc đấy. Tôi dằn vặt một hồi, rồi thắp nén hương trên ban thờ bố, sau đó lấy hết tâm can của mình để nói với mẹ: “Dù mẹ có mất, con cũng phải thi đỗ đại học”. Mẹ nhìn tôi, mẹ hiểu và vui vì tôi đã thực sự trưởng thành. Tôi đã bắt đầu kỳ thi của mình với lòng quyết tâm thi đỗ dành cho mẹ như thế.

Không người thân đưa đón như bao bạn thí sinh khác, tôi đi thi cùng một người bạn. Bài thi môn Toán tôi làm tốt, ước chừng được khoảng 9 điểm. Thi xong môn đầu tiên, tôi chỉ muốn mình có một cái điện thoại để gọi điện ngay về báo tin cho mẹ.

Chiều bắt đầu thi môn Lý, đây là môn tôi yếu nhất. Tôi lo lắng lần giở lại kiến thức lúc nghỉ trưa. Tâm trạng không tự tin về môn học này đã khiến tôi mắc những lỗi sai không đáng có. Lúc đó tôi ước chừng được 7 điểm.

Khi về nhà, bệnh tình mẹ tôi ngày một nặng thêm, hàng xóm sang hỏi thăm đông nghịt. Cả đêm hôm đó, mẹ đau không ngủ được, tôi cũng gần như thức trắng. Cố động viên mẹ ăn bát cơm chan mắm mà lòng tôi đau thắt. Tôi đã bắt đầu ngày thi thứ hai với tâm trạng như vậy.

Chỗ tôi ngồi thi môn Hóa - môn thi cuối cùng gần cửa sổ, có một nhà nào đó mở một bài hát rất vui. Tôi lắng tai nghe, tự bỏ hết những băn khoăn lo lắng, để cho tâm mình thư thái nhất bước vào môn thi cuối cùng. Môn thi này tôi học khá nhất nên hết nửa thời gian làm bài tôi đã xong. Ra khỏi phòng thi, nghe tin mẹ đã vào viện, tôi chạy như bay tới với mẹ. Tôi đã chăm mẹ trong viện một tháng.

Ngày mẹ ra viện, cũng là ngày tôi nhận được giấy báo trúng tuyển của khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi lặng người vì niềm vui nhân đôi. Số điểm của tôi là 27 điểm với toán 9 điểm, hóa 10 điểm, lý 7 điểm. Khoa Kinh tế năm 2005 lấy điểm chuẩn là 24,5 điểm. Điểm thi của tôi cũng đạt cao nhất làng, vậy là tôi đã chứng tỏ được mình trước những lời gièm pha một năm về trước.

Niềm vui chưa được tày gang, tôi lại lo lắng không biết lấy tiền đâu ra để học. Ngày ra Hà Nội nhập trường, mẹ vay mượn cho tôi 4 triệu đồng. Hành trang 4 triệu đồng và một chiếc vali ọp ẹp đã theo tôi ra Hà Nội nhập học. Học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi ở ký túc xá. Vì là hộ nghèo và điểm học cao nên tôi được nhà trường miễn giảm 50% học phí và mỗi tháng được thêm 200.000 đồng. Điều này giúp tôi đỡ đần mẹ phần nào.

Khi viết những dòng chia sẻ này, tôi rất mong những kinh nghiệm của tôi có thể phần nào giúp được cho các bạn. Lựa chọn một phương pháp ôn thi hiệu quả, phù hợp với bản thân, chuẩn bị tâm lý thật tốt, tham gia nhiều vào các chương trình thi thử là những cách mà tôi đã làm để vượt qua thi đại học với số điểm cao.



http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2012/04/hanh-trinh-thi-dai-hoc-cua-cau-hoc-tro-ngheo/
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Mật mã mở cánh cửa đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mật mã mở cánh cửa đại học   Mật mã mở cánh cửa đại học EmptyWed Jun 27, 2012 8:59 am

Bài học về sự chủ quan

Bước vào kỳ thi đại học, với lợi thế của học sinh chuyên văn chăm chỉ “dùi mài kinh sử” suốt 3 năm, tôi đặt quyết tâm đạt thủ khoa khối C, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Đây là điều tôi muốn dành tặng mẹ.
>Nhận bài dự thi "Mật mã mở cánh cửa đại học"

Và tôi đã suýt làm được khi đạt á khoa, kém bạn thủ khoa 0,25 điểm. Một phần tư điểm nhỏ bé đã dạy tôi bài học về sự chủ quan, cho tôi suy nghĩ về sự thành công và thất bại của kỳ thi đại học năm đó.

Ở trường cấp 3 Chuyên Quang Trung (Bình Phước), tôi đã có những ngày ôn thi đại học nghiêm túc và hiệu quả. Chúng tôi không học thêm, không học dồn, kiến thức được thầy cô phân bổ để ôn luyện trong 3 năm liên tục và theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, làm bài tập thật nhiều. Vậy nên đến trước kỳ thi, chúng tôi tự tin: “Đề thi hỏi gì thì cũng nằm trong vùng phủ sóng của mình”.

Trước kỳ thi, tôi không ôn một mình mà đến nhà cô bạn thân để hai đứa “bế quan” luyện thi. Cả hai cùng học bài, dẹp bỏ những việc giải trí tốn thời gian như: TV (trừ chương trình thời sự để cập nhật tin tức cho phần nghị luận xã hội môn văn), games, ăn hàng… Cùng nhau học, cả hai có động lực, vui vẻ hơn. Khi tâm trạng thoải mái, tôi chắc chắn bài học đơn giản như một trò chơi.

Ôn bài thế nào cho tốt với khối C? Theo tôi, đó là sự liên kết. Tôi đã liên hệ các sự kiện lịch sử lại với nhau trong một quá trình, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa. Ví dụ, bạn đừng học riêng chiến thắng mùa xuân 1975, mà hãy bắt đầu bằng việc phân tích: những điều kiện thuận lợi và khó khăn của chiến dịch như thế nào từ bối cảnh lịch sử trước đó, chiến thắng này đem lại ý nghĩa gì cho giai đoạn lịch sử sau?


Tôi và mẹ trong ngày tuyên dương học sinh - sinh viên giỏi tỉnh Bình Phước năm học 2009 - 2010. Khi nghĩ đến mẹ với mong muốn làm mẹ tự hào, tôi luôn có động lực để chinh phục tất cả các cuộc thi. Ảnh do tác giả cung cấp.
Cứ như thế, bạn có một “sợi xích” gồm những “mắt xích” là sự kiện, chứ không phải cầm trong tay những “viên sỏi” rời rạc và không biết sử dụng như thế nào? Cũng vậy, với môn địa, hãy tổng hợp những đặc điểm chung của các vùng, các tỉnh và kẻ bảng so sánh để dễ nhìn và dễ nhớ. Môn văn các năm gần đây cũng có xu hướng yêu cầu so sánh, liên hệ các tác phẩm. Vì vậy, bạn không nên quên đặt câu hỏi: Tác phẩm này có chi tiết, đặc điểm, nghệ thuật, nhân vật… giống hoặc ngược với tác phẩm nào khác bạn đã học?

Vậy, sau khi đã liên kết, học sao cho nhớ lâu? Tôi đã dùng sơ đồ tư duy và thực sự thấy hiệu quả. Bạn nên biến bài học thành một bức vẽ với những cách diễn đạt riêng, nhớ những con số bằng một quy tắc nào đó do bạn đặt ra. Theo đó, ngày tháng lịch sử bạn có thể liên hệ với ngày sinh của bạn bè. Vì giai đoạn ôn thi không phải là lúc bạn học thuộc từng chữ trong sách giáo khoa, mà là lúc bạn củng cố “bộ xương” kiến thức cho thật chắc, “khúc xương” nào nằm ở đâu, vai trò nào? Khi đã có “bộ xương” hoàn hảo, việc “đắp thịt” và “điểm trang” sẽ là nhờ kỹ năng viết của bạn.

Ngày đi thi, mẹ đồng hành với tôi và đó là sự cổ vũ rất lớn, vì tôi đi thi với quyết tâm làm mẹ tự hào. Bạn cũng vậy, hãy đặt gia đình, người thân làm động lực cho mình trước. Bạn hãy nghĩ, thành tích cũng chính là niềm vui của cả nhà.

Một điều quan trọng nữa là đừng cầm theo sách để tranh thủ xem bài trước khi vào phòng thi. Theo tôi, điều đó làm bạn có tâm lý chưa thực sự chuẩn bị tốt. Bước vào phòng thi, bạn nên chắc chắn đã mang đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu, vứt cây bút xóa ở nhà, chuẩn bị nhiều cây viết cùng loại và hãy nhắc đi nhắc lại trong đầu câu này: “Tôi sẽ đạt điểm tối đa”.

Mặc dù đã ôn tập kỹ lưỡng các nội dung thi, tôi vẫn chủ quan bỏ qua 2 phần trong lịch sử thế giới. Đó là “Quá trình xây dựng và phát triển các nước Đông Nam Á” trước khi ASEAN được thành lập và Cách mạng Lào, Campuchia vì đinh ninh là đề thi không thể hỏi các phần “nhỏ lẻ” như vậy được. Khi mở đề thi, hai câu hỏi lịch sử thế giới trúng ngay vào… hai phần tôi đã bỏ.

Tôi mất 5 phút để choáng váng và bị mất tinh thần. Tuy nhiên, tôi trấn tĩnh, lấy lại quyết tâm, lập dàn bài để cố gắng lấy trọn 7 điểm phần lịch sử Việt Nam. Sau đó, tôi vận dụng hết trí nhớ để làm phần lịch sử thế giới và may mắn đạt 8,5 điểm.

Mặc dù đạt 25,5 điểm cho ba môn thi, nhưng như đã nói, tôi vẫn đứng thứ hai, chỉ kém bạn thủ khoa 0,25 điểm. Tôi thật sự tiếc vì đã không đầu tư và xem bài toàn diện hơn, vì biết đâu nếu không bỏ qua hai nội dung, tôi đã trở thành thủ khoa và mang lại cho mẹ niềm tự hào trọn vẹn hơn.

Bạn cũng vậy, đừng bao giờ chủ quan trong việc ôn thi đại học. Sự chủ quan, lơ là có thể làm bạn đánh mất cơ hội bước vào cánh cửa đại học.
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Sponsored content





Mật mã mở cánh cửa đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mật mã mở cánh cửa đại học   Mật mã mở cánh cửa đại học Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Mật mã mở cánh cửa đại học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
» Thời sự Quốc tế
» Trái Đất
» Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP-
Chuyển đến