TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
HUẾ                       EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
HUẾ                       EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
HUẾ                       EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
HUẾ                       EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
HUẾ                       EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
HUẾ                       EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
HUẾ                       EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
HUẾ                       EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
HUẾ                       EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
HUẾ                       EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
HUẾ                       EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
HUẾ                       EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
HUẾ                       EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
HUẾ                       EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
HUẾ                       EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
Admin
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
Le_Viet
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
mycomputer
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
VanVu-A1-09
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
hongnhung
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
nguyenthoduong
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
HUẾ                       Vote_lcapHUẾ                       Voting_barHUẾ                       Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 HUẾ

Go down 
Tác giảThông điệp
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 10:29 pm

Quê Nội, nhưng xưa giờ chỉ đi ngang, bay ngang...

HUẾ                       P7290450


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed May 23, 2012 10:59 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 10:37 pm

Ga Huế

Ga Huế ở đầu đường Bùi Thị Xuân nối với đường Lê Lợi, cách trung tâm thành phố khoảng 1km thuận tiện cho việc đi lại của du khách.

HUẾ                       800px-Ga_Hu%E1%BA%BF%2C_Tp.Hu%E1%BA%BF

HUẾ                       3168396790_ed685142d3_b

Ga Huế có thể coi là ga đẹp nhất trong tất cả các ga trên tuyến đường sắt Bắc- Nam. Ga Huế đẹp không chỉ về bề dày lịch sử và kiến trúc cổ thời Pháp thuộc của nó mà Ga Huế đẹp là còn bởi vì nó tọa lạc trong khu quần thể công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa và nghệ thuật trên con đường Lê Lợi (rue jules ferry trước đây) chạy dọc theo con sông Hương hiền hòa mà ga huế là điểm khởi đầu. Bắt đầu xuống tàu từ Ga Huế, hành khách sẽ lần lượt đi qua những công trình cổ kính như Viện đại học Huế

HUẾ                       Vanphongdhhue

Cạnh viện đại học huế là biệt thự số 5 Lê Lợi (được xây dựng và trở thành một trong những nơi làm việc và sinh hoạt của Thống đốc Pháp tại An Nam trước đây nay là khách sạn la residence, đây là khách sạn thứ ba tại Việt Nam trở thành thành viên của MGallery và cũng là khách sạn đầu tiên trong nước góp mặt vào danh sách các khách sạn “có tính lịch sử” trong bộ sưu tập MGallery, cùng với những thành viên lâu đời trứ danh khác, như Khách sạn Covent ở Amsterdam, Grand Hotel Beauvau ở Marseilles và Khách sạn Frances ở Santo Domingo).

HUẾ                       Vietnam-Hue-La-Residence-hotel

HUẾ                       LaResidenceHotelHue

đi xuống một đoạn chúng ta sẽ bắt gặp Trường Quốc học Huế (Trường Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Trường được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896). Quốc Học Huế là ngôi trường đào tạo rất nhiều học sinh ưu tú và sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như: Nguyễn Sinh Cung (sau là Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tháng 9 năm 1989, trong sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Sinh Cung) bằng thạch cao ở giữa sân trường; bức tượng hiện nay đã được phủ đồng.

Một số cựu học sinh khác: Ngô Đình Diệm (sau là tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam), Trần Phú (sau là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam), Hà Huy Tập (sau là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam), Phạm Văn Đồng (sau là thủ tướng), Võ Nguyên Giáp (sau là đại tướng), Nguyễn Chí Diểu (bí thư Thành uỷ Sài Gòn), Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (nhà lí luận Marxist) và nhiều nhà khoa học, văn hóa, nhà văn, nhà thơ như: Tạ Quang Bửu, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thúc Hào, Võ Liêm Sơn, Lê Văn Miến, Hoàng Ngọc Cang, Lê Trí Viễn, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận, nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Trần Hoàn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết...)

HUẾ                       %255BUNSET%255D

đối diện với trường quốc học là đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong còn được gọi là Bia Quốc Học toạ lạc sát bờ nam sông Hương, công trình này, trước đây, được xây dựng để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã bỏ mạng vì sự nghiệp giúp nước Pháp đánh Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

HUẾ                       %255BUNSET%255D

cạnh trường quốc học là trường nữ sinh đồng khánh nay là trường thpt Hai Bà Trưng. (Trường được bắt đầu khởi công xâu dựng vào ngày 15 tháng 7 năm 1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraaut, Khâm sứ Trung Kỳ J.E. Charles, quyền Khâm sứ Bắc Kỳ J.Le Galler, các hoàng thân, các vị Thượng thư và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương. Dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học).

HUẾ                       %255BUNSET%255D

HUẾ                       %255BUNSET%255D

tiếp theo là bệnh viện trung ương huế (là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, thành lập năm 1894)

HUẾ                       Resize%20of%20anhBV002_2

ột điều mình muốn gợi lại đó là bệnh viện tw huế là công trình có liên quan đến sự kiện đau buồn của ngành đường sắt ta- vụ đổ tàu E1- đây là một trong hai bệnh viện chính đã cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ tai nạn đó và đau buồn hơn nữa khi biết rằng chính nhà xác của bệnh viện tw huế đã lưu giữ thi thể của rất nhiều nạn nhân xấu số cho người nhà đến nhận và cũng đã giúp đỡ họ đưa người thân về quê an táng...!!!
tiếp tục là khách sạn Morin- grand hotel de hue

(Nơi đây, năm 1901 là toà nhà của Công ty Bogaert dùng làm khách sạn, nhà hàng. Năm 1904, ông Henri Bogaert nhượng lại cho ông A. Guerin nên có tên là khách sạn A. Guerin. Năm 1907 ông A. Guerin bán lại cho anh em gia đình Morin (Wwladimir, Emili, Amélie) từ đó khách sạn mang tên Morin Frerés, thường gọi là khách sạn Morin. Năm 1956 khách sạn Morin được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Yến. Năm 1956, Viện Đại học Huế được thành lập, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cơ sở này sử dụng làm trường Đại học Văn Khoa và Đại học Khoa Học.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) khách sạn Morin được quân Pháp sử dụng làm nơi đóng quân. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (12.1946 – 1.1947) quân và dân Thừa Thiên Huế đã bao vây khách sạn Morin và mở nhiều đợt tấn công tiêu diệt hơn 50 tên địch, thu tám khẩu súng, đốt một kho xăng, có lần dùng đại bác 75 ly bắn vào khách sạn gây cho địch nhiều thiệt hại, đặc biệt hiệu quả là chiến dịch dùng ớt cay, rơm đốt làm địch ngạt thở phải cố thủ trên tầng 2.

Trong phong trào đấu tranh đô thị 1963 – 1975, nơi đây là trung tâm đấu tranh công khai chống Mỹ và tay sai của trí thức sinh viên học sinh Huế, là địa điểm tổ chức nhiều cuộc hội thảo, xuống đường, tuyệt thực. Các tuần lễ văn hoá, chương trình sinh hoạt văn nghệ, phát thanh, hát cho dân tôi nghe, những đêm không ngủ... và nhiều các hoạt động phong phú, sáng tạo.)

HUẾ                       5365786149_810f8b41e1_z

HUẾ                       5353553681_5ba7b7181d_o

HUẾ                       5516065223_683b98c91b

đối diện với khách sạn Morin là cầu Trường Tiền (hay còn được gọi là Cầu Tràng Tiền. Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này. Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó. như vậy có thể coi cầu Trường Tiền Huế, cầu Long Biên Hà Nội và tháp eiffel Paris là những đứa con tinh thần nổi tiếng của Gustave Eiffel.)

HUẾ                       4084670879_ce5aa47cec

HUẾ                       C%25E1%25BA%25A7u+Tr%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng+Ti%25E1%25BB%2581n

HUẾ                       Cau%20trang%20tien1

gần phía bên tay trái của cầu là trường ĐH Sư Phạm Huế - trước đây là Tòa khâm sứ Trung kỳ (Tại đây, Tháng 4 năm 1908 đã diễn ra cuộc biểu tình đòi giảm sưu giảm thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó còn là học trò cùng với một số học sinh Quốc Học khác cũng tham gia đoàn biểu tình chống sưu thuế).

HUẾ                       10700481254470579

Từ đây sau khi đi qua khu phố tây, con đường Lê Lợi sẽ kết thúc và phía bên kia Đập Đa là thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử với câu thơ nổi tiếng:

"Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên...".

Ngoài ra, sau đây là một số bức ảnh đẹp về con đường Lê Lợi, nơi mà Ga Huế tọa lạc:

HUẾ                       8106_8739d

HUẾ                       %255BUNSET%255D

HUẾ                       %255BUNSET%255D

HUẾ                       %255BUNSET%255D

HUẾ                       %255BUNSET%255D
(đường lê lợi nhìn từ phía bắc sông hương)


http://daumaytoaxe.com/forum/showthread.php?t=3585


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed May 23, 2012 11:34 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 11:04 pm

Ký ức về Ga Huế

dudung | 24 October, 2009 08:54

Trên những con tàu Bắc Nam, những người Huế xa quê nôn nao được sớm vào ga Huế, để được bước xuống mảnh đất quê hương sau một chặng đường dài dằng dặc mưu sinh và duyên phận, để được vỡ oà trong tình thương và kỷ niệm. Rồi lại từ nơi ấy, bùi ngùi chia tay với Huế, để lại sau lưng nước mắt của mẹ già, ngôi nhà cổ tích, mái trường xưa và bạn bè, người yêu một thuở.
Ga Huế cũng như nhiều nơi trên cung đường thiên lý là một nơi luôn chứa đầy nụ cười và nước mắt, đoàn tụ và chia xa, là dấu ấn một thời của bao thế hệ học sinh, sinh viên suốt dải đất miền Trung và xa hơn thế nữa. Một cựu học sinh Quốc Học đến từ xứ Quảng những ngày nghỉ học thường lên ga Huế và ưu tư:

Tôi thấy lòng thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Cả mấy toa đầy nặng khổ đau

(Những ngày nghỉ học - Tế Hanh)


Tiếng còi tàu đã vọng đi tròn thế kỷ với bao thân phận, bao cuộc đời, bao kỷ niệm, lẫn trong tiếng súng, tiếng bom của chiến tranh, pháo hoa của đoàn tụ, tiếng pháo của giao hoà.

Bên đầu nguồn sông Lợi Nông sẻ chia mặn ngọt với dòng Hương có một ga tàu sẻ chia buồn vui, sướng khổ đời người. Sau sân ga bé nhỏ ấy là tuổi thơ cổ tích, là ký ức tình yêu của bao người xứ Huế ra đi, là những năm tháng đầy kỷ niệm tuổi học của bao thế hệ học sinh, sinh viên trên mọi miền đất nước một thời gắn bó vùng đất này. Một thế kỷ đã trôi qua...

Một thế kỷ với Huế nhưng trên toàn cõi Việt Nam, ngành vận tải đường sắt đã qua 125 năm tồn tại. Lịch sử ngành đường sắt gắn với lịch sử bi tráng của nước Việt.

Sau chén thuốc độc và tờ sớ chịu tội với triều đình của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản năm 1867, sáu tỉnh Nam kỳ rơi vào tay giặc Pháp. Tiếp đó, Tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ tự tử trên thành Hà Nội khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai năm Nhâm Ngọ 1882. Và rồi pháo đại bác bắn vào cửa Thuận An, uy hiếp kinh đô, các quan trấn thành Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, các tướng quân Trần Thúc Nhẫn, Lâm Hoành nhảy xuống sông tự vẫn. Các hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Giáp Thân 1884 đã đặt quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam ! Những tuyến đường sắt đầu tiên được thiết lập mang dấu ấn của sự cai trị, dùng vào việc vận chuyển quân đội và vũ khí ở những vùng xương sống trọng yếu của các miền là Sài gòn - Mỹ Tho, Hà Nội - Phủ Lạng Thương ( Bắc Giang), Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn...

Năm 1897, Paul Doumer đến Việt Nam nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Một trong những việc làm đầu tiên của tân Toàn quyền là thuyết phục chính phủ Pháp cho vay 200 triệu Franc với dự án tổng thể xây dựng tuyến đường sắt Đông Dương. Trên tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn có đoạn Đông Hà - Đà Nẵng dài 171km được khảo sát từ năm 1899, khởi công vào năm 1902 và hoàn thành toàn tuyến năm 1908. Trước đó, ngày 15 tháng 12 năm 1906 từ Đà Nẵng, con tàu đầu tiên đã qua hầm Hải Vân đến Huế, mở đầu cho tuyến đường sắt quan trọng này. Hệ thống hầm đường sắt với 8 hầm xuyên dưới "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" là một công trình giao thông có dấu ấn hàng đầu thế kỷ XX.

Có thể nói với Huế, đồi Lịch Đợi là nơi chân dãy Trường Sơn vươn đến gần nhất đất kinh đô. Và dưới chân đồi nơi phường Đệ Bát ấy của thị xã Huế mới được thành lập, ga Huế được xây dựng nhìn ra sông Lợi Nông, nhìn về con đường Jules Ferry thẳng tắp bên dòng Hương Giang của phố Tây ở hữu ngạn sông Hương. Một thế kỷ, ga Huế là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của con đường Jules Ferry - Lê Lợi, được gọi là con đường Áo trắng, con đường Học trò, con đường Tình yêu, con đường Long não...

Bây giờ, ga Huế là một trong những kiến trúc Pháp ít ỏi còn lại trên con đường huyền sử đó của xứ đẹp và thơ. Ngày trước, đó là một quần thể kiến trúc của dịch vụ đường sắt theo mô thức Âu châu với nhà ga đưa đón khách, tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hoả xa, khách sạn ga Huế...Ga Huế là một nhịp cầu nối liền các vùng miền trên dải đất hình chữ S Việt Nam, góp phần lớn vào sự phát triển của vùng đất nơi khúc ruột miền Trung này.

Dấu chân của bao người đã lưu lại nơi đây. Vua Duy Tân sau cuộc khởi nghĩa không thành năm 1916 đã bị đưa lên ga Huế, bắt đầu cuộc đày ải sang đảo Réunion, các vì vua cuối vương triều Nguyễn là Khải Định, Bảo Đại trong những chuyến đi về Pháp quốc, những chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và cả Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh trên đường vào Nam để ra đi tìm đường cứu nước, là đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày làm học trò Quốc Học Huế..., là vua hề Charlie Chaplin, nhà văn Pháp nổi tiếng André Malraux, là vua Campuchia Sihanouk và hoàng hậu... Ga Huế là nơi khơi nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ, nhất là nỗi buồn chia ly của một thời Thơ mới. Chính nơi này thi sĩ tài hoa Nguyễn Bính đã thấy:

Có lần tôi thấy một người đi
Không biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc chia ly

(Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính)

Một trong những sự kiện đón đưa lịch sử hào hùng nơi ga Huế diễn ra vào một ngày cuối tháng 9 năm 1945. Đoàn tàu đưa đoàn quân "Nam Tiến" vượt dòng Hương Giang trùng trùng tiến vào ga Huế giữa tiếng hô vang một góc trời Lịch Đợi. Đoàn tàu dừng lại khá lâu và người xứ Huế tiễn đưa chồng mình, con em mình trong đại đội đầu tiên của Chi đội Trần Cao Vân lên tàu nhập đoàn quân "Nam Tiến". Chan chứa tình đồng chí, nghĩa đồng bào, chan chứa niềm tự hào vì chồng con lên đường bởi sự tồn vong của tổ quốc nhưng trong một góc sâu nào đó cũng có những giọt lệ thầm khi nghĩ đến chiếc khăn sô có thể về trên đầu bạc mẹ già, người vợ trẻ, đứa con thơ...

Hiệp định Geneve chia cắt đất nước cũng là chia cắt con đường hỏa xa thiên lý. Hai năm để hoà hợp non sông trở thành 20 năm biền biệt chiến tranh, ly tán, những chuyến tàu qua mọi miền đất nước ngày nào trở thành phương tiện phục vụ chiến tranh. Vì vậy, cũng như khắp nơi trên toàn miền Nam, 1102 km đường sắt từ Đông Hà đến Sài Gòn cũng oằn mình dưới khói lửa bom đạn và thu ngắn dần theo thời gian kéo dài của cuộc chiến tranh. Tuyến tàu chợ Huế - Đà Nẵng thoi thóp trong hơi nóng của cuộc chiến ngày càng ác liệt. Vì một tai nạn trong thời niên thiếu, tôi cũng đã từng đi trên chuyến tàu xuyên hầm Hải Vân ấy.

Ngã ba Nam Giao, đường lên các lăng Tự Đức và Minh Mạng, cảnh sát luôn canh chừng "Việt Cộng" xâm nhập thành phố Huế. Một buổi chiều Nam Giao như bao buổi chiều khác, tôi đi học luyện thi vào lớp 6 trường nữ sinh trung học Đồng Khánh Huế. Trên đường về nhà qua ngã ba lúc trời chiều chạng vạng, tôi cùng các bạn qua đường khi một xe chở gỗ chạy qua. Súng nổ. Sau này tôi được biết, viên cảnh sát muốn bắn thủng lốp chiếc xe không dừng lại theo hiệu lệnh nhưng giữa trời chạng vạng, viên đạn vô tình đã xuyên thẳng vào tôi. Sau vài ngày nằm ở Bệnh viện Huế, tôi được lên tàu vào Bệnh viện Việt Đức ở Đà Nẵng chữa trị vết thương. Đó là chuyến đi tàu đầu tiên đầy ấn tượng trong đời.

Về sau, không có dịp đi tàu nhưng hầu như ngày nào tôi cũng vào sân ga Huế. Trước năm 1975, giao thông nội thị Huế và vùng phụ cận phần lớn bằng xe buýt, thường gọi là xe đò với bến đỗ trung tâm là chợ Đông Ba. Xe đò đánh số từ 1 đến 14, luân phiên chẵn lẻ các vùng phía Bắc và Nam sông Hương. Nhà ở vùng đồi Dương Xuân nên ngày ngày tôi theo xe Từ Đàm đến trường Đồng Khánh. Ga Huế ngoài là ga đường sắt còn là nơi đón và trả khách đến và đi từ sân bay Phú Bài. Vì vậy cũng như xe Long Thọ từ trên về, xe Từ Đàm xuống dốc không qua cầu Nam Giao mà đi vòng lên ga Huế đợi khách. Từ những ký ức ấy, ga Huế luôn gần gũi, thân thương trong tôi cũng như với mọi người.

Năm học ấy vắt qua cuộc chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Một chiều đi học tôi thấy cả rừng cờ hoa ngập sân ga Huế. Sau 30 năm gián đoạn, tuyến đường sắt xuyên Việt, huyết mạch Bắc Nam đã được khơi thông. Ngày cuối năm 1976, hai đoàn tàu Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến tàu đi từ Hà Nội đến ga Huế lúc 7 giờ 20 phút ngày 2 tháng 1 năm 1977 và cùng ngày chuyến tàu đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Huế lúc 17 giờ 06 phút.

Ngày ấy cũng đã hơn 30 năm rồi. 30 năm với biết bao nhiêu chuyện chuyển dời thế sự cũng như thân phận con người, bao ký ức đứng chật sân ga.

Bây giờ là đại diện của Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội tại Huế, tôi thường đến ga tàu để đón và tiễn khách tham quan. Không còn là những "toa tàu nặng nỗi đau" nữa mà bây giờ là những toa tàu khá tiện nghi, phù hợp với du khách đường xa. Bao giờ cũng vậy, nghe tiếng còi tàu, lòng lại thấy nao nao.

Trên mọi miền ai có nhớ về sân ga một thuở. Nắng ấm phương Nam, mây mờ xứ Bắc vần vũ trên đỉnh Hải Vân, rơi vào từng khoang tàu cho ai dặt dìu thêm nỗi nhớ quê nhà, cho ai dằng dặc thêm một tình yêu đã xa, đau đáu nỗi niềm.

Bao bước chân sẽ bước về bến cũ để vỡ oà kỷ niệm một thời. Cũng như mỗi lần Tết đến, tàu đỗ sân ga cho ai bước vào khu vườn, mái nhà xưa xứ Huế.

Rồi một năm mới sẽ qua, một thập niên cũng qua. Ngày mai phát triển, vì giao thông nội thị, vì qui hoạch, biết đâu ga Huế mới sẽ được xây dựng ở ngoại thành. Dù vậy thì ga Huế với sứ mệnh lịch sử của mình xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia trong lòng thành phố di sản, xứng đáng ở lại mãi mãi với đất cố đô này như đã ở trong ký ức mọi người một thế kỷ đã qua.

http://daumaytoaxe.com/forum/showthread.php?t=3585
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 11:18 pm

Lãng đãng cùng 100 năm ga Trường Súng

Cập nhật lúc 11:20 | 19/02/2007 (GMT+7)

Cái tên cũ, ga Trường Súng gây tò mò và gợi cho tôi nhiều điều về quá vãng hơn là ga Huế theo cách gọi đương thời. Cùng với cầu Trường Tiền chợ Đông Ba, trường Quốc Học, Bệnh viện T.Ư..., mới đây, ga Huế đã kỷ niệm tròn 100 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. Một đêm mưa cuối năm độc ẩm bên lề ga vắng, lãng đãng với những phận người đã in dấu nơi này, mới biết 100 năm, không chỉ đơn thuần là quãng thời gian dài hơn cả đời người...

Hai hành khách đặc biệt

Không phải là không có lý khi trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã gọi vua Khải Định và Bảo Đại là hai hành khách đặc biệt (và nếu được, tôi sẽ bổ sung vào sau đó hai chữ thú vị) của ga Huế, dù trong suốt chiều dài thăm thẳm của lịch sử, không thể nào thống kê được sân ga này đã đón chào, tiễn biệt không biết bao nhiêu phận người. Đặc biệt ở chỗ, ngày 7/5/1922, vua Khải Định đã đưa một đoàn tuỳ tùng khởi hành từ ga Huế sang Pháp dự đấu xảo và mang luôn Hoàng Thái tử Vĩnh Thuỵ lúc đó mới 9 tuổi (sau này là vua Bảo Đại) sang du học. Sau khi vua Khải Định trở về từ Pháp, các sứ thần theo đoàn đã viết một tập sách song ngữ Hán - Việt với đầu đề "Ngự Giá Như Tân Ký" để ghi lại những cảm xúc của vua và tuỳ tùng suốt cuộc hành trình. Và điều trùng hợp là hơn 16 năm sau, khi Hoàng Thái tử Vĩnh Thuỵ trở thành vua Bảo Đại với bao nhiêu biến thiên, vinh nhục, trong cuốn hồi ký "Con Rồng An Nam", xuất bản năm 1982, ông vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm của lần đầu tiên theo phụ hoàng lên ga Huế đi xe lửa vào Đà Nẵng để lên tàu sang Pháp. Hành khách đặc biệt của ga Huế, theo tôi có thể bổ sung thêm vua Thành Thái bởi sự trớ trêu của lịch sử: Ga Huế là công trình cuối cùng được xây dựng dưới triều đại ngắn ngủi của ông. Và cũng chính tại sân ga này một năm sau đó, mùa thu năm 1907, người Pháp đưa ông và gia đình đi đày vào Vũng Tàu.


HUẾ                       Images181451_ga5
Vua Bảo Đại về Huế năm 1932 ở ga Huế

Về chuyến đi của vua Khải Định và Bảo Đại, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện một chi tiết rất thú vị: Cùng là lần đầu tiên đi tàu hoả, nhưng cảm tưởng của hai cha con vua Khải Định lại rất khác nhau. Trong lúc vua Khải Định nặng nề quan cách kiểu: "Khi 7 giờ sáng, Ngự giá đến ga Huế, đình thần và các quý quan đều chầu tòng giá, tiếng quân - nhạc, tiếng hạ - pháo, vang lừng một lúc....từ ấy rồi xe chỉ hướng Nam, có trải qua 9 cái hầm, núi cao nhấp nhô, sắc biển mênh - mông, một giải sơn hà rành rành ở trong đổng giám. Nhưng việc nên biên chép nhất...(là) xe ngự đến đâu, thời những dân ngư, tiều, nông và thương đứng chực hai bên vệ đường, ai ai cũng tỏ lòng cung kính. Cái quang cảnh ấy nào có ai bắt buộc đâu, là vì lòng dân mà xui nên thế vậy...". Ngược lại vua Bảo Đại lại cảm về chuyến đi rất tươi tắn và đầy chất thơ: "Xe qua sân chầu, ra cửa Ngọ Môn là cửa chính chỉ để dành riêng để đương kim Hoàng đế đi qua, chiếc xe tứ mã đi chầm chậm trong sự tĩnh lặng, chỉ có tiếng sương ban đêm đọng trên những tàu lá rơi tí tách, thưa dần, đều đặn...Đây là lần đầu tiên tôi được đi xe lửa, và cũng là lần đầu tiên tôi ra khỏi kinh đô Huế, vì vậy nên tôi rất tò mò. Đoạn đầu đi mất 3 giờ. Phong cảnh gợi màu hoài cảm. Cành cây thấp la đà mặt nước, những con trâu đứng dưới ruộng cày, nước đến khuỷu chân, hếch cái mũi sẫm nhìn trời. Cò, le, bay loáng trên những bụi ven sông. Đồng quê man mác huyền ảo, thơ mộng...".

Ngạc nhiên là đương thời, rất ít người Huế biết và quan tâm đến thông tin ga Huế - nhà ga chính của tuyến đường sắt dài 68 km nối Huế với Đông Hà (Quảng Trị) do người Pháp xây dựng hoàn thành vào năm 1906, bình quân 1km cho phí xây dựng hết 161.000 Frăng, lúc đầu có tên là ga Trường Súng, bởi khu đất xây nhà ga là một ngọn đồi, từ thời các chúa Nguyễn đã cho thiết lập tại đây một xạ trường để các binh sĩ trú đóng bên kia sông Hương qua tập bắn súng. Và cũng từ thời các chúa, ở đây có một tuyến đò ngang nối hai bờ sông Hương gọi là đò Trường Súng. Tuyến đò này hoạt động qua suốt triều Nguyễn mà bến bờ bắc gọi là bến Me, bến bờ nam gọi là bến Trường Súng - một địa điểm sát gần ga Huế bây giờ. Có dịp, tôi vẫn thường gọi ga Huế là ga Trường Súng với bạn bè bởi cái tên Trường Súng gợi cho tôi rất nhiều điều về quá vãng. Hay chuyện cả một công trình nhà ga, khách sạn đồ sộ như vậy lại do một nhà thầu là...phụ nữ đảm trách việc xây dựng ! Đó là bà Thái Thị Tứ - Phu nhân của Thượng thư Nguyễn Trừng dưới triều Nguyễn, nên người Huế xưa thường gọi là bà Thượng Trừng. Với Huế, có lẽ đây là chuyện ngàn năm một thuở, trước đó chưa thấy và bây giờ cũng chưa thấy!

HUẾ                       Images181449_ga_6
Quan lại triều đình Huế đón vua Bảo Đại ngày 9/9/1932 tại ga Huế

Việc xây dựng ga Huế và tuyến đường sắt Đông Dương như ý định ban đầu của người Pháp là để bóc lột sức người, sức của người bản xứ. Nhưng chính việc hình thành ga Huế và tuyến đường sắt đã mang lại cho Huế và Việt Nam những lợi ích to lớn về mặt giao thương, đi lại và địa chính trị, văn hoá...Nhưng ga Huế cũng góp phần không nhỏ vào việc làm "tiêu tùng" ngôi miếu Lịch Đại (Đợi) Đế Vương, do các vua Nguyễn xây dựng ở đồi Lịch Đợi phía sau ga Huế để thờ tự các vị vua từ vua Hùng trở về, như một sự ý thức rằng, không chỉ có riêng dòng họ mình được làm vua thiên hạ, mà lịch sử là một sự tiếp nối. Đây là một trong những di tích tiểu biểu có tầm quan trọng và ý nghĩa ngang bằng với đền Hùng ở miền Bắc. Tôi đã đi tìm và thất vọng ! Sự phát triển giao thương và dân số mà sau bao nhiêu năm, ngôi Lịch Đại Đế Vương đã không còn ngay cả những dấu tích của sự hoang phế. Cũng may là miếu không còn nhưng "tiếng" thì vẫn còn. Người dân khu vực Lịch Đợi (và hiện có cả tên đường Lịch Đợi) đã và đang sống nương nhờ vào ga Huế (nhảy tàu, buôn lậu...trong thời bao cấp và làm xích lô, xe thồ...hiện tại). Và họ là một phần không thể tách rời của lịch sử ga Huế từ quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Một góc riêng của Huế

Đi dọc đường tàu hoả từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ ga Huế trước đây cũng như bây giờ là địa chỉ duy nhất có cuộc sống về đêm khá đặc biệt và mang hơi hướng đất Bắc. Sân ga được bày bán nhiều thứ từ mè xửng Huế, bánh kẹo, bún, cháo, bia rượu... nhưng đặc biệt nhất vẫn là trà mạn và thuốc lào. "Cuộc sống" ở đấy thường bắt đầu từ khoảng 7h tối. Bao nhiêu năm nay, sân ga Huế luôn là một xã hội được thu nhỏ với những phận người ngồi ngáp chờ tàu để đón người thân bên ấm trà Thái Nguyên. Trà ở đấy không bán chén như ngoài Bắc mà bán ấm, mỗi ấm hai nghìn đồng. Trong một góc, có mấy công chức gốc Bắc đang "nhớ nhà" và cả những người trẻ của Huế "đua đòi" bằng những tiếng rít thuốc lào xoèn xoẹt. Giờ nghe mãi thành quen lại thấy hay hay chớ những ngày đầu, nghe có rợn người như có ai đang cầm dao cạo vào xương mình vậy. Xa chút, mấy ả cave mặc váy ngắn, "xong việc" ra đây gác chân lên ghế ngồi nói xấu đàn ông và chửi đời đen bạc. Góc kia là mấy chàng sinh viên (thường là khoa văn) tập tành làm thơ và lõm bõm những câu chuyện triết học trong tâm thế của những nghệ sĩ lớn, dù bộ dạng trông rất thiểu não và thiếu dương khí vì mấy năm liền đói cơm, thiếu tiền. Đôi khi, có những "sinh viên trường vẽ" quần áo te tua đứng ngồi, thỉnh thoảng lại (vờ) đi lại ngẩn ngơ, nhìn rất nhớ cụ Nguyễn Tuân dạo nào vờ làm ăn mày lang thang trong sân ga Huế. May mà thời sinh viên của họ chỉ kéo dài có 4 năm !

Những mùa mưa, ga Huế là những đêm buồn dài lê thê. Ngồi nhấp một ngụm trà, nhai một miếng kẹo đậu phụng, rít vài hơi thuốc lào, đã rất nhiều lần, tôi gần như tuyệt vọng và nghĩ về cái chết khi trên đầu mình là tiếng mưa rả rích rơi xuống tấm bạt che như lời người đay nghiến, ngoài kia là tiếng còi tàu não nề, ám ảnh như vọng về từ quá khứ và giọng cô hướng dẫn tàu vô cảm, không âm sắc vì ngái ngủ và thói quen nghề nghiệp: "Đoàn tàu S... đã về đến ga Huế...". Tôi dám chắc rằng, ở trên đất nước này, chẳng có nhà ga nào mà giọng người hướng dẫn tàu lại sầu thảm và chối tai đến như vậy! Ở đây là một xã hội kiệm hành động, thừa lời, và trì trệ. Thỉnh thoảng người ta vẫn "thanh toán" nhau bằng mã tấu và vỏ bia chai Huda. Đôi khi, sự "hỗn loạn" không phải xuất phát từ đám du côn mà từ những người đi bảo vệ trật tự. Nhiều người vẫn thầm tiếc bởi những tiếng la hét và hành động rất đặc trưng của họ đối với những hàng quán và du khách lỡ vượt giờ "giới nghiêm" (thường khoảng 11h đêm).

Những nỗ lực không thể tốt hơn của những người quản lý đã giữ cho các công trình chính của ga Huế bây giờ hầu như không có gì thay đổi so với thời điểm 1906. Chỉ có năm năm tháng tháng, lòng người giờ đã khác xưa, cả hồi ức mới chừng có dăm năm mà đã điều nhớ, điều quên. Như đêm nay, phải nhờ đến rượu và trí nhớ thiên tài của mệ Lai - người phụ nữ đã bán trà ở sân ga này suốt từ sau năm 1975 cho đến nay, đồng thời là chủ nợ của không biết bao nhiêu thế hệ sinh viên văn khoa Huế

Hoàng Văn Minh (Lao động Miền Trung và Tây Nguyên)

http://daumaytoaxe.com/forum/showthread.php?t=3585
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 11:43 pm

SÔNG HƯƠNG

HUẾ                       S%C3%B4ng_H%C6%B0%C6%A1ng


HUẾ                       450px-S%C3%B4ng_H%C6%B0%C6%A1ng_v%E1%BB%9Bi_hoa_ph%C6%B0%E1%BB%A3ng

Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.

Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

Lịch sử tên gọi

Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có những tên khác nhau.

Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh.
Sách "Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang).
Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên).
Nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.
Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.

Sông Hương núi Ngự

Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

Sông Hương trong văn thơ và ca nhạc


Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sỹ Duy Khánh:

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về


Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết

Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say ...
"Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo...
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng


Diễm xưa của Trịnh Công Sơn:

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.
Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...

Và Diễm Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.


Sông Hương và lũ lụt

Hằng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp... sẽ tốt tươi hơn.

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_H%C6%B0%C6%A1ng

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 11:50 pm

Sông Hương một trong những dòng sông đẹp nhất Thế Giới.

08/07/2009 11:24 | 5,990 lượt xem

HUẾ                       10763491247027314

Sông Hương là con sông lớn chảy qua giữa lòng Thành phố Huế, nổi tiếng có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Sông có nhiều tên gọi: Lô Dung, Linh, Dinh, Kim Trà, Hương. Có truyền thuyết nói rằng, sở dĩ đó gọi là sông Hương bởi tại đầu nguồn sông có nhiều giống cỏ Thạch Xương Bồ đưa mùi hương vào dòng nước. Bởi thế sông Hương không chỉ đẹp mà nước sông còn thơm nữa. Người nước ngoài khi dịch tên con sông này sang tiếng Pháp, tiếng Anh cũng dùng chữ rivière des Parfums hoặc Perfume of River. Nhưng cũng có người cho rằng tên Hương của sông là gọi theo địa danh - sông chảy qua huyện Hương Trà (trước là Kim trà) nên mới mang tên này.

Sông Hương có hai nhánh lớn, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Nhánh Tả Trạch xuất phát từ Động Dài, chảy qua 55 ngọn thác lớn nhỏ đến ngã ba Bằng Lãng. Nhánh Hữu Trạch bắt đầu từ phía đông núi Chấn Sơn, chảy qua 14 dòng thác rồi đến nhập với dòng Tả Trạch ở ngã ba trên. Kể từ ngã ba Bằng Lãng về đến biển dòng sông trở nên rộng rãi, nước chảy hiền hoà. Quanh năm trừ những ngày lũ lụt nước sông đều xanh biếc.

Sông Hương không dài, toàn bộ dòng sông chỉ 100 km. Còn tính riêng đoạn sông chính được gọi là sông Hương chỉ dài khoảng 30 km. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương nhẹ nhàng, chậm rãi chảy qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi ra biển. Ở đoạn sông chính này, sông Hương có một số chi lưu quan trọng như sông Bạch Yến, sông Kim Long (khi xây dựng Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX, sông này đã bị chặn lấp, nay thoái hoá hoàn toàn và có tục danh là sông Lấp, đoạn chảy trong Kinh thành được cải tạo thành Ngự Hà); sông Lợi Nông; sông Thiên Lộc, sông Kẻ Vạn, sông Đông Ba ..., trong đó có một số con sông đào nhằm mục đích bảo vệ Kinh thành hoặc tưới tiêu cho nông nghiệp ... Ở hạ lưu, sông Hương hội nhập với sông Bồ (tại ngã ba Sình) và sông Ô Lâu (tại phá Tam Giang) trước khi đổ ra biển.

Đối với kiến trúc đô thị Huế, sông Hương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ thủ phủ Kim Long (1630-1687) đến các đô thị tiền thân của Huế ngày nay như thủ phủ Phú Xuân (1687-1712), Đô thành Phú Xuân (1738-1775), Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn (1788-1801) đều lấy sông Hương làm trục chính để quy hoạch và xây dựng đô thị. Sông Hương còn được làm “Minh Đường” làm tuyến hào tự nhiên che chở Kinh Thành Huế, tuyến giao thông trọng yếu để từ Huế lên Tây xuống Đông và đi mọi miền đất nước.

Sông Hương là con sông gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn ... đến nay vẫn được bảo lưu khá nguyên vẹn. Sông Hương cũng là dòng sông gắn liền với thi ca, nhạc hoạ. Nhiều bài thơ, nhiều bức tranh, nhiều tranh ảnh, nhiều bài hát nổi tiếng đã lấy dòng sông này làm nguồn cảm hứng sáng tác.

Dòng sông xinh đẹp này đã khiến đại thi hào Nguyễn Du phải thốt lên:

“Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu ”

Dịch nghĩa:

“Một mảnh trăng dòng sông Hương
Kim cổ sầu vấn vương ”

Thời Nguyễn, ông vua thi sĩ Thiệu Trị đã xem Sông Hương là một trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh và có làm bài thơ “Hương Giang Hiểu Phiếm” đề vịnh. Bài thơ này đã được khắc vào bia đá dựng bên bờ sông Hương, ở vị trí bên cạnh Phu Văn Lâu. Đến nay bia vẫn được bảo quản khá tốt.

Cùng với núi Ngự Bình, sông Hương đã, đang và sẽ mãi mãi là biểu tượng của Huế. Nhiều người đã cho rằng, sông Hương là một trong những dòng sông đẹp nhất thế giới.

http://yume.vn/thuongvemientrungg/article/song-huong-mot-trong-nhung-dong-song-dep-nhat-the-gioi.35C7E45E.html
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyWed May 23, 2012 11:55 pm



Uploaded by hieumoithuong on May 13, 2010
Thành Phố Huế và Giòng Sông Hương với Cầu Tràng Tiền
(Hue City and Perfume River with Trang Tien Bridge)
Song1: Tiếng Sông Hương Singer: Mai Thiên Vân
Song2: Việt Nam Viễn Khúc Singer: Dương Triệu Vũ
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:13 am



Uploaded by bsduc2010 on Oct 10, 2011
Nguồn: Đài TH VN
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:31 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:33 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:40 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:47 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:49 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       EmptyThu May 24, 2012 12:52 am





Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





HUẾ                       Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HUẾ    HUẾ                       Empty

Về Đầu Trang Go down
 
HUẾ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: VIỆT NAM, QUÊ HƯƠNG TÔI :: DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ,...-
Chuyển đến