TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
Admin
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
Le_Viet
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
mycomputer
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
hongnhung
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
nguyenthoduong
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_lcapSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Voting_barSách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyMon Feb 06, 2012 10:17 am

DIỄN ĐÀN VẬT LÝ VIỆT NAM

http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?p=78876

Vật lý 11 -
MONG ƯỚC CÓ BỘ SGK THẬT TỐT!

lequoc
Rất mong tất cả Quý Thầy Cô, Các Anh Chị Em và Các Bạn yêu Vật lý 11 (xin được gọi chung là Các Bạn), cùng góp công sức để có được một bộ SGK Vật lý 11 thật tốt.

(Bộ SGK hiện hành đã có nhiều thay đổi tích cực so với Bộ SGK kế trước, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, về đủ thứ,.....)

MỘT

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Từ phổ của một nam châm, là hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt (hay các mẩu vật chất có tính chất từ tương tự), khi chúng được cho vào trong từ trường của nam châm đó (khi từ trường đủ mạnh).

- Ghi chú: Phổ là phổ biến, phát tán, làm lan rộng; Như vậy, khi các mạt sắt được cho vào từ trường của nam châm, các mạt sắt bị từ trường làm phát tán, lan rộng ra (nếu ban đầu được đổ dồn cục), và sắp xếp theo một trật tự nào đó, hình thành nên từ phổ.

HAI

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Điện phổ của một điện tích, là hình ảnh được tạo ra bởi các mạt gỗ (hay các mẩu vật chất có tính chất điện tương tự), khi chúng được cho vào trong điện trường của điện tích đó (khi điện trường đủ mạnh).

BA

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Hiện tượng điện phân là hiện tượng xảy ra khi có một dòng điện không đổi đi qua một khối chất điện phân, các ion đi về các điện cực, nhường hay nhận e, trở thành trung hòa, bám vào điện cực, hoặc bay lên khỏi khối chất điện phân, hoặc tác dụng với điện cực hay dung môi, gây nên các phản ứng hóa học.

Dụng cụ dùng để thực hiện điện phân được gọi là bình điện phân, ký hiệu :


tubaroi
Thấy có chi phải chỉnh lắm đâu?

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi tubaroi

Thấy có chi phải chỉnh lắm đâu?


mừng, vì MỘT và HAI do lequoc sáng tác; BA thì hình như lequoc tham khảo từ một tài liệu nào đó, chỉnh sửa tí đỉnh, và đưa vào "Giáo trình Lý 11" của mình, từ lâu lắm rồi,...

(và còn khá nhiều nữa, hôm nào có thời gian sẽ post tiếp)

unruly
Thường thôi bạn ơi, SGK ghi thì ghi vậy, khi dạy thì đâu yêu cầu rập khuôn đâu

akita.gangz
Mình thấy, sách giáo khoa đầu tiên không phải do những nhà vật lí giỏi viết thế nên những chỗ sai là điều k thể tránh được. Thứ 2 cũng là từ chính con đường của những kiến thức đó sang bên này. Đầu tiên từ các nhà vật lí nguồn(bên nước ngoài) dạy cho học trò, đôi lúc học trò hiểu sai---> ra sách--> mình dịch k chuẩn, sai lần nữa--> đọc k hiểu rõ căn nguyên, sai lần nữa--> giảng lại cho hs cũng có sự sai khác---> sách hoàn toàn có thể có nhiều lỗi sai.

Nhưng cũng mong có thể có những lần tái bản chất lượng hơn

QuenRoi
Trích:
Nguyên văn bởi lequoc

BA

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Hiện tượng điện phân là hiện tượng xảy ra khi có một dòng điện không đổi đi qua một khối chất điện phân, các ion đi về các điện cực, nhường hay nhận e, trở thành trung hòa, bám vào điện cực, hoặc bay lên khỏi khối chất điện phân, hoặc tác dụng với điện cực hay dung môi, gây nên các phản ứng hóa học.

Dụng cụ dùng để thực hiện điện phân được gọi là bình điện phân, ký hiệu :



Không nhất thiết phải là "dòng điện không đổi". Chỉ cần không đổi chiều, cường độ thay đổi vẫn Ok. Do vậy nên thay "dòng điện không đổi" thành "dòng điện một chiều".

QuenRoi
Trích:
Nguyên văn bởi lequoc

Rất mong tất cả Quý Thầy Cô, Các Anh Chị Em và Các Bạn yêu Vật lý 11 (xin được gọi chung là Các Bạn), cùng góp công sức để có được một bộ SGK Vật lý 11 thật tốt.

(Bộ SGK hiện hành đã có nhiều thay đổi tích cực so với Bộ SGK kế trước, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, về đủ thứ,.....)

MỘT

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Từ phổ của một nam châm, là hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt (hay các mẩu vật chất có tính chất từ tương tự), khi chúng được cho vào trong từ trường của nam châm đó (khi từ trường đủ mạnh).

- Ghi chú: Phổ là phổ biến, phát tán, làm lan rộng; Như vậy, khi các mạt sắt được cho vào từ trường của nam châm, các mạt sắt bị từ trường làm phát tán, lan rộng ra (nếu ban đầu được đổ dồn cục), và sắp xếp theo một trật tự nào đó, hình thành nên từ phổ.


Theo tôi thì:
-"Từ phổ" không phải là "hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt".
-Nên nói là: Từ phổ là sự phân bố các đường sức từ (của một nam châm). Sự phân bố đó có thể nhìn thấy được (hình dung được) bằng hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt khi chúng được cho vào trong từ trường của nam châm đó.

Với "điện phổ" cũng tương tự.

Các thành viên gửi lời cám ơn tới QuenRoi vì bài viết này:
Vạn lý Độc hành (10-01-2012)



[psc]_danny_NooB
Nhiều phần SGK nói chưa sát nghĩ với có sai sót 1 chút nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận ra . tôi khuyên bạn nên đọc trọn bộ 9 quyển về vật lý của tác giả Vũ Thanh Khiết & Tô Giang ...... và các tác giả khác.
__________________

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi unruly

Thường thôi bạn ơi, SGK ghi thì ghi vậy, khi dạy thì đâu yêu cầu rập khuôn đâu


Có sự hiểu lầm, không phải là thường hay cao siêu, chỉ đơn giản là MỘT, HAI, và BA, SGK không định nghĩa (theo lequoc là tránh né!), do đó, lequoc mới bỏ công suy nghĩ, tìm tòi, dò hỏi,... và liều mạng định nghĩa, mục đích cuối cùng, khi truyền đạt cho học trò, mình không phải tìm cách tránh né, hay phải nói bậy, vậy thôi!

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi [psc]_danny_NooB

Nhiều phần SGK nói chưa sát nghĩ với có sai sót 1 chút nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận ra . tôi khuyên bạn nên đọc trọn bộ 9 quyển về vật lý của tác giả Vũ Thanh Khiết & Tô Giang ...... và các tác giả khác.


Tôi khuyên bạn nên đọc kỹ các bộ SGK Vật lý THPT có sự tham gia của các tác giả Vũ Thanh Khiết & Tô Giang,... và các tác giả khác, để thấy rõ rằng, trong đó, có nhiều chỗ cần phải chỉnh sửa cho thật chính xác!

(lequoc sẽ trích đăng các ví dụ trong thời gian sớm nhất)

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi QuenRoi

Theo tôi thì:
-"Từ phổ" không phải là "hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt".
-Nên nói là: Từ phổ là sự phân bố các đường sức từ (của một nam châm). Sự phân bố đó có thể nhìn thấy được (hình dung được) bằng hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt khi chúng được cho vào trong từ trường của nam châm đó.

Với "điện phổ" cũng tương tự.

Trước nhất,
xin cảm ơn bạn QuenRoi, vì đã có những phản hồi thật nghiêm túc. (Cũng cảm ơn Dien Ba Quang nữa, vì bạn đã ủng hộ bạn QuenRoi!)

Thứ hai,
"Từ phổ là sự ", chỉ mới tới đây là đã thấy hình như không ổn!

Thứ ba,
lequoc xin kể ba câu chuyện về Từ phổ:
- Câu chuyện một: Khi bộ SGK cũ còn đang được sử dụng, lequoc thấy có một số sách tham khảo của các tác giả có uy tín định nghĩa: "Từ phổ là tập hợp của các đường sức từ".

- Câu chuyện hai: Cách đây khoảng 3 năm, lequoc có hỏi định nghĩa về Từ phổ trên Yahoo! Hỏi và Đáp, câu trả lời duy nhất nhận được: "Từ phổ là tập hợp của các đường sức từ".

- Câu chuyện ba: Cách đây khoảng 1 năm, khi giảng bài Từ trường cho học trò, lequoc giới thiệu định nghĩa Từ phổ của lequoc, và kèm theo ghi chú: "Nếu HS nào tìm ra một định nghĩa khác, hay hơn, sẽ có thưởng". Kết quả, khoảng ba ngày sau, một HS rất hăm hở khoe, em có nhờ một Giáo sư Đại học... và câu trả lời: "Từ phổ là tập hợp của các đường sức từ".

Qua 3 câu chuyện, ta có thể thấy, cho tận đến lúc này, nhiều người vẫn "thích ưu tiên cho các đường sức từ", và QuenRoi cũng vậy!

Theo thiển ý của lequoc, để vẽ các đường sức từ, có hai cách:
. Cách 1:
Dựa vào các "đường mạt sắt", chỉ cần "đồ" theo các đường mạt sắt là ra hình dạng của các đường sức từ (còn chiều thì, "vào Nam, ra Bắc")
. Cách 2 (ít ai sử dụng):
Vẽ Cảm ứng từ (hoặc Cảm ứng từ tổng hợp) tại nhiều điểm trong từ trường, sau đó "mò mẫm" vẽ các đường sức từ, sao cho Cảm ứng từ (hoặc Cảm ứng từ tổng hợp) tại mỗi điểm đều có phương trùng với tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đang xét, và có chiều cùng chiều với chiều của Cảm ứng từ (hoặc Cảm ứng từ tổng hợp) tại điểm đang xét.

Như vậy, có thể kết luận, "đường mạt sắt" là có trước, và Từ phổ là hình ảnh của sự phân bố của các mạt sắt, chứ không phải là hình ảnh của sự phân bố của các đường sức từ.

Thứ tư,
Lúc đầu, lequoc cũng "ngờ ngợ", Từ phổ là sự phân bố, không phải hình ảnh, nhưng rồi, "Từ phổ là sự", lequoc thấy có gì đó không ổn, nên vẫn tạm giữ "là hình ảnh", và rất mong có người chỉ cho cách diễn tả hay hơn.

Thứ tư,
Xin kể thêm một câu chuyện, lúc học cấp 3, lequoc rất thắc mắc về Điện phổ, Từ phổ, và Quang phổ, nhưng không có thầy cô hay đàn anh đàn chị, hay bạn bè, hay một tài liệu nào giúp lequoc...
Cho đến lúc đứng lớp, không còn cách nào khác, lequoc đành vận dụng mớ kiến thức không nhiều về kiếm hiệp của mình, để định nghĩa KIẾM PHỔ, rồi suy ra TỪ PHỔ!
lequoc đã định nghĩa cho học trò của mình: "Kiếm phổ là một cuốn sách tranh dạy luyện kiếm", đầu đuôi là do các kiếm phổ thường có hình ảnh minh họa, được khắc trên vách thạch động, hay được vẽ trên áo cà sa,... nên lequoc ngộ nhận, "phổ" còn có một nghĩa khác là "hình ảnh"!
Cho đến cách đây khoảng 1 năm, trong một lần đi ăn giỗ, ngồi gần một Thầy giáo già (hình như dạy Toán), tên là H. K. H, hay luận chữ nghĩa, lequoc mới tranh thủ, kết quả lequoc mới ngộ ra, "phổ" chỉ có nghĩa là phổ biến, làm phát tán, làm lan rộng... Mừng vô hạn, lequoc mới bình tĩnh định nghĩa lại. "Kiếm phổ là một cuốn sách dạy luyện kiếm", sở dĩ "Kiếm phổ" có tên là "Kiếm phổ" là vì, phương pháp luyện kiếm (kiếm pháp) được viết thành sách, được in thành sách nên cách luyện kiếm (một pho kiếm pháp nào đó) được phổ biến rộng rãi đến nhiều môn đồ... Tương tự, một bài thơ được "phổ nhạc", thì bài thơ sẽ được phổ biến đến nhiều người hơn, đến cả những người không yêu thơ, thậm chí đến cả những người không biết chữ...

Kể câu chuyện này, nhân đây, lequoc xin lỗi các học trò của mình, về việc nhầm "phổ" là "hình ảnh" và cũng là cảm ơn Thầy H. K. H



(còn tiếp)

tubaroi
Trích:
Nguyên văn bởi lequoc


- Ghi chú: Phổ là phổ biến, phát tán, làm lan rộng; Như vậy, khi các mạt sắt được cho vào từ trường của nam châm, các mạt sắt bị từ trường làm phát tán, lan rộng ra (nếu ban đầu được đổ dồn cục), và sắp xếp theo một trật tự nào đó, hình thành nên từ phổ.


Một từ có thể có nhiều nghĩa, hình như bạn nhầm nghĩa từ "phổ". Nếu theo định nghĩa như vậy thì "quang phổ" là gì?

kittykate
Trích:
Nguyên văn bởi lequoc

Rất mong tất cả Quý Thầy Cô, Các Anh Chị Em và Các Bạn yêu Vật lý 11 (xin được gọi chung là Các Bạn), cùng góp công sức để có được một bộ SGK Vật lý 11 thật tốt.

(Bộ SGK hiện hành đã có nhiều thay đổi tích cực so với Bộ SGK kế trước, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, về đủ thứ,.....)

MỘT

- Xin Các Bạn cho ý kiến về định nghĩa sau:

Từ phổ của một nam châm, là hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt (hay các mẩu vật chất có tính chất từ tương tự), khi chúng được cho vào trong từ trường của nam châm đó (khi từ trường đủ mạnh).

- Ghi chú: Phổ là phổ biến, phát tán, làm lan rộng; Như vậy, khi các mạt sắt được cho vào từ trường của nam châm, các mạt sắt bị từ trường làm phát tán, lan rộng ra (nếu ban đầu được đổ dồn cục), và sắp xếp theo một trật tự nào đó, hình thành nên từ phổ.


nhầm nhá, PHỔ nghĩa là miền. TỪ PHỔ là miền của từ trường. phải định nghĩa nó là 1 miền từ trường do nam châm tạo ra mới đúng.

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi tubaroi

Một từ có thể có nhiều nghĩa, hình như bạn nhầm nghĩa từ "phổ". Nếu theo định nghĩa như vậy thì "quang phổ" là gì?


Vui quá, gặp lại bạn cũ!
Bạn tubaroi bình tĩnh, đang bàn Vật lý 11 mà!

(Tuy nhiên cũng gợi ý để bạn tự tìm ra, nhanh thôi: một chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính, bị phân tích,
tức bị làm ly tán hay phân tán, hay phát tán... hehe)

lequoc
Trích:
Nguyên văn bởi kittykate

nhầm nhá, PHỔ nghĩa là miền. TỪ PHỔ là miền của từ trường.


Rất rất cảm ơn bạn kittykate đã minh họa một ví dụ về việc hiểu không đúng chữ PHỔ, và từ đó, lequoc cảm thấy việc mình làm là thật cần thiết.

kittykate
tớ cũng thích cách học hiểu bản chất,nên tớ muốn cái ji cũng rõ ràng thì tốt hơn mà,chứ hồi cấp 3,t được dạy mù mờ lắm. mong rằng công việc bạn đang làm sẽ thành công.

lequoc

Trích:
Nguyên văn bởi QuenRoi

Không nhất thiết phải là "dòng điện không đổi". Chỉ cần không đổi chiều, cường độ thay đổi vẫn Ok. Do vậy nên thay "dòng điện không đổi" thành "dòng điện một chiều".


Rất cảm ơn bạn QuenRoi, nhưng,

thứ nhất:
Đang bàn Vật lý 11, ở 11, HS chưa được giới thiệu kỹ về các loại dòng điện, các dòng có chiều thay đổi theo thời gian, có cường độ thay đổi theo thời gian,... HS chỉ mới được "chính thức" giới thiệu Dòng điện không đổi!

thứ hai:
Trong thực tế, ứng dụng của Hiện tượng điện phân, ví dụ Mạ điện, không ai sử dụng dòng điện có chiều thay đổi hay dòng điện có cường độ thay đổi, hay nói cách khác, người ta chỉ dủng Dòng điện không đổi; Tương tự với các ứng dụng khác, như Đúc điện, Điều chế hóa chất, hay Tinh chế kim loại,...

Do đó, lequoc đề nghị, vẫn giữ nguyên là Dòng điện không đổi.

Thân ái.



lequoc

BỐN

- SGK Vật lý 11 (Tái bản năm 2012):

Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.

- lequoc đề nghị sửa lại như sau:

Đường sức từ là những đường được vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó, và có chiều cùng chiều với chiều của từ trường tại điểm đó.

Ghi chú:
1.
Chương trình CB, kiến thức về Đường sức từ, nằm ở Bài 19 - Từ trường, khái niệm Cảm ứng từ chưa được giới thiệu, nên không thể định nghĩa theo Cảm ứng từ.

2.
Trước khi đưa ra định nghĩa, cần đưa ra Qui ước về Phương và Chiều của từ trường.

3.
Nếu định nghĩa theo SGK NC thì nên định nghĩa đầy đủ như sau:

Đường sức từ là những đường được vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường có phương trùng với phương của cảm ứng từ tại điểm đó, và có chiều cùng chiều với chiều của cảm ứng từ tại điểm đó.

(Bản thân chữ "cảm ứng từ" đã có chữ "véc-tơ", do đó không cần viết "véc-tơ cảm ứng từ")



lequoc

http://diendan.vatlytuoitre.com/showthread.php?t=8928

Trích:
Nguyên văn bởi daphne

Xin hỏi bạn lequoc, cách thức làm việc để xây dựng bộ sách giáo khoa bạn nói là thế nào?


Cảm ơn bạn daphne đã có một câu hỏi thật hay;

và thú thật, lequoc chưa kịp nghĩ tới "cách thức", đầu đuôi là do lequoc "rất đỗi buồn bực" với những sai sót trong SGK, trong "HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG",...

Từ 2007, lequoc đã tự tổng hợp và biên soạn "cuốn đề cương" "LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VẬT LÝ 11" để dạy cho học trò của mình, trong đó, lequoc đã tự điều chỉnh khá nhiều chi tiết so với SGK. Tài liệu được trình lên Phó HT Chuyên môn: Good!

Nhưng rồi......... (là một câu chuyện dài, và buồn, xin được không nhắc lại ở đây!), và thật sự khổ và đau mỗi khi THI KIỂM TRA TẬP TRUNG, đáp án tuyệt đối đúng là SGK! Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra (chắc không riêng gì Trường của lequoc?!), nhưng rồi đáp án tuyệt đối đúng vẫn là SGK!!

Xin lấy một ví dụ,
http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=9066

http://www.thienvanhoc.org/forum/sho...2619#post72619

http://diendan.vatlytuoitre.com/showthread.php?t=4471
(Kimoanh92 cũng là lequoc)

Tổ Vật lý của lequoc, khoảng 12 thành viên, lúc đầu, là 0 thành viên, sau đó và cho đến bây giờ là 02 thành viên ủng hộ lequoc, trong đó không có TT!

Qua đó, chắc bạn hiểu những gì lequoc làm, chỉ đơn giản là tìm ra lẽ phải, được nhiều người có tâm huyết ủng hộ, và cái được trước nhất là NHIỀU THẾ HỆ HỌC SINH VIỆT NAM KHÔNG PHẢI CHỊU THIỆT THÒI VỀ KIẾN THỨC VẬT LÝ, và sau đó thì... lequoc chưa dám nghĩ tới!

Nếu bạn daphne có cao kiến, xin được chỉ bảo.


lequoc
NĂM

- Xin Các Bạn cho ý kiến về CÁC KHÁI NIỆM sau:


1.
Một tụ điện đang tích điện có mang năng lượng, năng lượng này là năng lượng của điện trường ở giữa hai bản tụ
(gọi tắt là năng lượng điện trường).

Nói cách khác:
Năng lượng của một tụ đang tích điện là năng lượng điện trường.

2.
Một tụ điện đang tích điện có mang năng lượng, năng lượng này thuộc dạng điện năng.

Nói cách khác:
Năng lượng của một tụ đang tích điện thuộc dạng điện năng.


Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Diennang2
Cũng xin khai thiệt, Kimoanh92 và lequoc là một.


pvloc90
Mình amateur, góp ý thế này thôi:
Có 2 từ "phổ":
1. Phổ trong Phổ thông, phổ cập: Nghĩa là rộng khắp, bao trùm tất cả.
2. Phổ trong Gia phổ (gia phả), Quang phổ: Nghĩa là sổ, bảng ghi.

Hiểu được sự khác nhau của 2 yếu tố hán việt đồng âm khác nghĩa này, chắc bạn sẽ hiểu Kiếm phổ, Phổ nhạc nghĩa là gì, chứ không như bạn vừa nói ở trên.

Ở đây từ "spectrum" được dịch là Phổ trong nghĩa là bảng ghi. Hiểu nôm na là lấy những chất liệu nào đó để ghi lại một cách tự nhiên các hiện tượng. Việc này khác với việc ghi lại bằng chữ viết (Ký) hoặc chép lại (Lục).
Theo mình thì từ phổ đúng ra là HÌNH ẢNH của từ trường, BIỂU DIỄN QUA các mạt sắt xếp thành đường. Từ phổ phải là cái-được-ghi-lại bằng mạt sắt chứ không phải là tập hợp các đường sức từ vô hình. Các đường sức từ hợp lại chính là từ trường.

lequoc
Lâu lắm mới có người tham gia phản biện, trước nhất là vui, và rất biết ơn, thứ là lo lắng, vì phản biện không giống ý mình!

Mới đọc, hơi khó hiểu ý bạn nói, đọc kỹ, đọc thêm..., rồi vào Google...

Một,
Xin cảm ơn Bạn pvloc90, U50 rồi, giờ lequoc mới biết "Gia phả" còn có một tên gọi khác là "Gia phổ"!

Hai,
theo lequoc, "Gia phổ", "Kiếm phổ", "Phổ nhạc", "Từ phổ", "Điện phổ", "Quang phổ", "Phổ biến" , "Phổ thông" , "Phổ quát" , "Phổ dụng",... thì "phổ" chỉ đơn giản là làm lan rộng ra, làm phát tán!

Ví dụ:
- "Kiếm phổ", "Phổ nhạc", "Từ phổ": (đã trình bày ở phần trên)
- "Gia phổ": Theo lequoc,

Gia phổ là "một cái gì đó" ghi lại sự "lan rộng ra" của một gia đình nào đó (ví dụ cách đây 300 năm, cho đến bây giờ).

"một cái gì đó", có thể là một bức hình, một cuốn sách có các sơ đồ, các hình vẽ + các ghi chép,...

Bạn pvloc90 thử xem bức hình sau, xem có phải những gì lequoc trình bày là "nghe cũng có lý"?
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Cay%201%20gia%20pha

Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyTue Feb 21, 2012 12:30 am







Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Lines-magnetic-force

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Magnetic_field_moving_charges__filings

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Wire

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Coil2

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Solenoid2

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Wire_current

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Magnetfeld_einer_Leiterschleife_127

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN 287.preview
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyFri Feb 24, 2012 11:01 pm

http://vdict.com/spectrum,7,0,0.html

spectrum

Noun

- a broad range of related objects or values or qualities or ideas or activities
- an ordered array of the components of an emission or wave





http://vdict.com/spectrum,1,0,0.html
spectrum/'spektrəm/

danh từ, số nhiều spectra

hình ảnh
(vật lý) phổ, quang phổ

solar spectrum
quang phổ mặt trời

prismatic spectrum
quang phổ lăng kính




Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN 1



http://oxforddictionaries.com/definition/spectrum?q=spectrum

spectrum

Pronunciation: /ˈspɛktrəm/
noun (plural spectra /-trə/)

1.
a band of colours, as seen in a rainbow, produced by separation of the components of light by their different degrees of refraction according to wavelength.

- (the spectrum) the entire range of wavelengths of electromagnetic radiation.

- a characteristic series of frequencies of electromagnetic radiation emitted or absorbed by a substance.

- the components of a sound or other phenomenon arranged according to such characteristics as frequency, charge, and energy.

2.
used to classify something in terms of its position on a scale between two extreme points:
the left or the right of the political spectrum

- a wide range:
self-help books are covering a broader and broader spectrum

Origin:
early 17th century (in the sense 'spectre'): from Latin, literally 'image, apparition', from specere 'to look'


Spelling help
Make the plural of spectrum by changing the -um ending to -a (as in Latin): spectra.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyThu Mar 22, 2012 12:57 pm

Magnetic Field Lines

What are magnetic field lines made up of?
Too often in physics we assume that everything we study and talk about is material and tangible. Magnetic field lines are neither.

Here is where the study of magnetism begins: Two currents directed in the same or in opposite directions exert a force on one another. If you hang two wires near each other and attach each to a battery that drives sufficient current, you will observe that when you complete the circuit and the current flows the two wires jump either toward or away from one another. Which way they jump depends on which way the current flows. That's it, and everything else about magnetic fields comes from that.

So what are magnetic field lines? They are nothing more than a mathematical way of expressing that force. Some people mistakenly call them the magnetic lines of force, but actually the magnetic field lines are at right angles to the force they represent.

And so we have a simple answer with a complicated understanding. Magnetic field lines are really no different in their origin than the lines of force we use to represent gravity. What is the gravity force field made of? Particle physics attempts to explain both forces as the exchange of elementary particles, but that is another discussion. The source of both is the knowledge that two objects some distance apart exert a force on one another either due to their masses or their currents. Fields, whether they are magnetic field lines or gravitational field lines, are simply a mathematical way of expressing those forces.

Dr. Charles Smith
(January 2003)

http://helios.gsfc.nasa.gov/qa_gp_elm.html#maglines
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed May 23, 2012 8:18 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed Sep 12, 2012 10:03 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed Aug 07, 2013 11:50 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyWed Jan 08, 2014 9:18 pm

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN EmptyThu Feb 13, 2014 11:46 pm

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN   Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Sách giáo khoa Vật lý 11 CHUẨN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: HỌC TẬP (TOÁN LÝ HÓA VĂN SINH SỬ ĐỊA NGOẠI NGỮ GIÁO DỤC CÔNG DÂN... ) ::  :: LÝ 11-
Chuyển đến