TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Phương pháp luận sáng tạo EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Phương pháp luận sáng tạo EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Phương pháp luận sáng tạo EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Phương pháp luận sáng tạo EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Phương pháp luận sáng tạo EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Phương pháp luận sáng tạo EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Phương pháp luận sáng tạo EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Phương pháp luận sáng tạo EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Phương pháp luận sáng tạo EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Phương pháp luận sáng tạo EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Phương pháp luận sáng tạo EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Phương pháp luận sáng tạo EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Phương pháp luận sáng tạo EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Phương pháp luận sáng tạo EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
Admin
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
Le_Viet
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
mycomputer
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
hongnhung
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
nguyenthoduong
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Phương pháp luận sáng tạo Vote_lcapPhương pháp luận sáng tạo Voting_barPhương pháp luận sáng tạo Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Phương pháp luận sáng tạo

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 8:53 pm

Phương pháp luận sáng tạo là gì?

Phan Dũng

LTS: Ở thành phố ta, từ năm 1977 đã có những khóa học dạy về "phương pháp luận sáng tạo". Để giúp hiểu rõ hơn đối tượng và mục đích của môn học mới mẻ này, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc bài viết sau đây của GS, tiến sĩ khoa học PHAN DŨNG, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Đại học Tổng hợp TP.HCM.
Nói một cách ngắn gọn, "Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.

Có người đưa ra định nghĩa về đời người như sau: Cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết và chuỗi các quyết định cần phải ra. Quả thật, mỗi người chúng ta trong cuộc đời của mình gặp biết bao vấn đề, từ chuyện mua sắm, học hành, quan hệ giao tiếp đến chọn ngành nghề, nơi ở, thu nhập, xã hội… phải suy nghĩ để giải quyết và ra quyết định xem phải làm gì và làm như thế nào. Nói như vậy để thấy tuy cái tên "Phương pháp luận sáng tạo" còn "dội" đối với nhiều người nhưng đối tượng và mục đích của bộ môn khoa học này lại hết sức gần gũi với mỗi người.

Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được coi là huyền bí, mang tính thiên phú, may mắn, ngẫu hứng… thì ngày nay với những phát hiện mới, người ta cho rằng có thể khoa học hóa được lĩnh vực sáng tạo và sáng tạo có thể dạy và học được. Không những thế, còn cần phải quản lý sự sáng tạo như là lâu nay người ta vẫn quản lý một cách có kết quả nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, hiện nay, một tạp chí khoa học quốc tế, trụ sở đặt tại Manchester, nước Anh, có tên gọi rất rõ ràng về mục đích ấy "Quản lý sự sáng tạo và đổi mới" (Creativity and Innovation Management) mà số đầu tiên của nó mới ra đời năm 1992.

Trên thế giới, các trung tâm, trường học, công ty chuyên về sáng tạo được thành lập cách đây chưa lâu. Ở Mỹ, lâu đời nhất là Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc đại học Buffalo, New York ra đời năm 1967. Đại học sáng tạo sáng chế đầu tiên của Liên Xô cũ hoạt động từ năm 1971. Ở Anh, khi người ta bắt đầu chương trình dạy sáng tạo tại Trường kinh doanh Manchester năm 1972 thì chưa một trường đại học Tây Âu nào làm việc này. Ngày nay, ít nhất đã có 12 nước Tây Âu triển khai các chương trình tương tự. Các hiệp hội, mạng lưới về sáng tạo được thành lập ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Chỉ riêng Mạng lưới sáng tạo quốc tế (International Creativity Network), trụ sở liên lạc ở Mỹ, tuy mới thành lập ba năm nay, đã có hơn 300 hội viên ở hơn 25 nước. Các hội nghị khoa học về sáng tạo cũng được tổ chức thường xuyên. Riêng năm 1990 đã có 7 hội nghị như vậy. Năm 1994 từ ngày 10 đến 13 tháng 8 đã có một hội nghị quốc tế tại Québec, Canađa, sắp tới đây có một hội nghị về sáng tạo tại London (Anh Quốc).

Ở nước ta, lớp học đầu tiên về tư duy sáng tạo được tổ chức vào năm 1977. Hiện nay, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK) thuộc Đại học Tổng hợp TPHCM thường xuyên mở các lớp, chiêu sinh theo cách ghi danh tự do cho những người nào quan tâm đến việc nâng cao chất lượng suy nghĩ. Gần 60 khóa học đã mở với hơn 2.300 người tham dự. Qua các ý kiến của các học viên có thể thấy được những ích lợi cụ thể do môn học mang lại. Một số học viên đã có những thành công đáng kể trong công việc và trong cuộc sống của chính mình mà báo chí thành phố ta đã có dịp nói tới.

Thế kỷ 21, theo các dự báo là thế kỷ trí tuệ. Sự cạnh tranh trên thế giới, càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nhiều tài nguyên thiên nhiên, có được vị trí địa lý thuận tiện… Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn. Từ đây, chúng ta thấy, giáo dục và rèn luyện tính sáng tạo sẽ càng ngày càng đóng vai trò quan trọng như John Dewey nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai" (chắc là, không chỉ đối với trẻ em).

Người viết tin rằng, trên con đường phát triển, đất nước chúng ta sẽ không tránh khỏi bộ môn khoa học mới mẻ này. Do vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cần thiết để đưa nó vào cuộc sống xã hội, giúp nâng cao khả năng sáng tạo của mỗi người, của toàn dân tộc.

(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 28/1/1995)

http://cstc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=58:q10-tr95&catid=47:general&Itemid=62&lang=vi


Được sửa bởi Admin ngày Thu Nov 03, 2011 9:03 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 8:55 pm

Lời nói đầu

Phan Dũng

Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (viết tắt là PPLSTVĐM, tiếng Anh là Creativity and Innovation Methodologies) là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo (Sáng tạo học, tên cổ điển – Heuristics, tên hiện đại – Creatology), gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) của người sử dụng.

Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều, nếu không nói là hàng ngày. Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như "Hôm nay ăn gì? mặc gì? làm gì? mua gì? xem gì? đi đâu?..." đến làm các bài tập thầy, cô cho khi đi học; chọn ngành nghề đào tạo; lo sức khỏe, việc làm, thu nhập, hôn nhân, nhà ở; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi dạy con cái..., tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc rằng ai cũng muốn mình suy nghĩ tốt, ra những quyết định đúng để "đời là bể khổ" trở thành "bể sướng".

Chúng ta tuy được đào tạo và làm những nghề khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên suốt cuộc đời, cần cho tất cả mọi người. Đó là "nghề" suy nghĩ và hành động giải quyết các vấn đề gặp phải trong suốt cuộc đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của cá nhân mình, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu để xã hội tồn tại và phát triển. Nhìn dưới góc độ này, PPLSTVĐM giúp trang bị loại nghề chung nói trên, bổ sung cho giáo dục, đào tạo hiện nay, chủ yếu, chỉ đào tạo các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn nhưng nhiều khi không giải quyết tốt các vấn đề ngoài chuyên môn, do vậy, không thực sự hạnh phúc như ý.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người thường suy nghĩ một cách tự nhiên như đi lại, ăn uống, hít thở mà ít khi suy nghĩ về chính suy nghĩ của mình, xem nó hoạt động ra sao để cải tiến, làm suy nghĩ của mình trở nên tốt hơn, như người ta thường chú ý cải tiến các dụng cụ, máy móc dùng trong sinh hoạt và công việc. Cách suy nghĩ tự nhiên nói trên có năng suất, hiệu quả rất thấp và nhiều khi trả giá đắt cho các quyết định sai. Nói một cách nôm na, cách suy nghĩ tự nhiên ứng với việc lao động bằng xẻng thì PPLSTVĐM là máy xúc với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều. Nếu xem bộ não của mỗi người là máy tính tinh xảo – đỉnh cao tiến hóa và phát triển của tự nhiên thì phần mềm (cách suy nghĩ) tự nhiên đi kèm với nó chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não. PPLSTVĐM là phần mềm tiên tiến giúp máy tính – bộ não hoạt động tốt hơn nhiều. Nếu như cần "học ăn, học nói, học gói, học mở" thì "học suy nghĩ" cũng cần thiết cho tất cả mọi người.
PPLSTVĐM dạy và học được như các môn học truyền thống: Toán, lý, hóa, sinh, tin học, quản trị kinh doanh,... Trên thế giới, nhiều trường và công ty đã bắt đầu từ lâu và đang làm điều đó một cách bình thường. Dưới đây là vài thông tin về PPLSTVĐM trên thế giới và ở nước ta.
Từ những năm 1950, ở Mỹ và Liên Xô đã có những lớp học dạy thử nghiệm PPLSTVĐM. Dưới ảnh hưởng của A.F. Osborn, phó chủ tịch công ty quảng cáo BBD & O và là tác giả của phương pháp não công (Brainstorming) nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) được thành lập năm 1967 tại Đại học Buffalo, bang New York. Năm 1974, Trung tâm nói trên bắt đầu đào tạo cử nhân khoa học và năm 1975 – thạc sỹ khoa học về sáng tạo và đổi mới (BS, MS in Creativity and Innovation).

Ở Liên Xô, G.S. Altshuller, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng và là tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga và chuyển sang ký tự Latinh – TRIZ) cộng tác với "Hiệp hội toàn liên bang các nhà sáng chế và hợp lý hóa" (VOIR) thành lập Phòng thí nghiệm các phương pháp sáng chế năm 1968 và Học viện công cộng về sáng tạo sáng chế (Public Institute of Inventive Creativity) năm 1971. Người viết, lúc đó đang học ngành vật lý bán dẫn thực nghiệm tại Liên Xô, có may mắn học thêm được khóa đầu tiên của Học viện sáng tạo nói trên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy G.S. Altshuller.

Chịu ấn tượng rất sâu sắc do những ích lợi PPLSTVĐM đem lại cho cá nhân mình, bản thân lại mong muốn chia sẻ những gì học được với mọi người, cùng với sự khuyến khích của thầy G.S. Altshuller, năm 1977 người viết đã tổ chức dạy dưới dạng ngoại khóa cho sinh viên các khoa tự nhiên thuộc Đại học tổng hợp TpHCM (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TpHCM). Những khóa PPLSTVĐM tiếp theo là kết quả của sự cộng tác giữa người viết và Câu lạc bộ thanh niên (nay là Nhà văn hóa thanh niên TpHCM), Ủy ban khoa học và kỹ thuật TpHCM (nay là Sở khoa học và công nghệ TpHCM)¼ Năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh đạo Đại học tổng hợp TpHCM, Trung tâm Sáng tạo Khoa học – kỹ thuật (TSK) hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải ra đời và trở thành cơ sở chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu PPLSTVĐM.

Đến nay đã có vài chục ngàn người với nghề nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế, xã hội, từ Hà Nội đến Cà Mau tham dự các khóa học từng phần hoặc đầy đủ chương trình 120 tiết của TSK dành đào tạo những người sử dụng PPLSTVĐM.
TSK cũng tích cực tham gia các hoạt động quốc tế như công bố các công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng các báo cáo, báo cáo chính (keynotes) tại các hội nghị, các bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành và giảng dạy PPLSTVĐM cho các cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ở nước ngoài theo lời mời.

Năm 2000, tại Mỹ, nhà xuất bản Kendall/Hunt Publishing Company xuất bản quyển sách "Facilitative Leadership: Making a Difference with Creative Problem Solving" (Tạm dịch là "Lãnh đạo hỗ trợ: Tạo sự khác biệt nhờ giải quyết vấn đề một cách sáng tạo") do tiến sỹ Scott G. Isaksen làm chủ biên. Ở các trang 219, 220, dưới tiêu đề Các tổ chức sáng tạo (Creativity Organizations) có đăng danh sách đại biểu các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới trên thế giới. Trong 17 tổ chức được nêu tên, TSK là tổ chức duy nhất ở châu Á.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết¼ và một số hoạt động lôgích của bộ não. Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.

Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn đề này và "sớm" chắc chắn tốt hơn "muộn". Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai không xa.

http://cstc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=154%3Aloinoidau&catid=47%3Ageneral&Itemid=62&lang=vi
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 8:58 pm

Có một khoa học như thế

Phan Dũng

LTS: Khoa học tư duy sáng tạo trên thế giới đã hình thành từ lâu. Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây, do yêu cầu của thực tiễn nó được nhìn nhận lại, phát triển và đem lại hiệu quả đáng kể.

Ở nước ta lĩnh vực khoa học này mới trong giai đoạn gây dựng. Để phát triển nó, cần có sự quan tâm của Nhà nước mà trước hết là Bộ giáo dục và đào tạo và Ủy ban khoa học Nhà nước.

Ba lĩnh vực loài người cần nhận thức và tiến tới làm chủ là tự nhiên, xã hội và tư duy. Tư duy – sản phẩm bộ não, chỉ riêng con người mới có. Con người không ngừng sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng theo nguyên tắc: Đạt hiệu quả cao nhất với những chi phí ít nhất. Có thể nói, những thành tựu vĩ đại đạt được trong hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội là kết quả "vật chất hóa" quá trình tư duy sáng tạo. Từ đây dễ dàng nhận thấy: Tư duy sáng tạo là công nghệ của mọi công nghệ và nếu nâng cao được hiệu quả tư duy sáng tạo thì những thành tựu của hai lĩnh vực kia chắc chắn sẽ nhân lên gấp bội.

Ý định "khoa học hóa tư duy sáng tạo" có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Papp ở Alexanđri, sống vào thế kỷ thứ ba, gọi khoa học này là Ơrixtic (Heuristics) có gốc là từ Ơrica (Eureka). Theo quan niệm lúc bấy giờ, Ơrixtic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, toán học, quân sự... Do cách tiếp cận quá chung và chủ yếu do không có nhu cầu xã hội, Ơrixtic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây. Cùng với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng nhanh, đồng thời yêu cầu thời gian giải chúng phải rút ngắn lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số lượng người làm công tác khoa học và kỹ thuật. Thêm nữa, cho đến nay và tương lai khá xa sẽ không có công cụ nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Người ta đã nhớ lại Ơrixtic và đặt vào nó nhiều hy vọng tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo – công nghệ làm sáng chế, phát minh.

Các nhà tâm lý, qua các nghiên cứu của mình cho thấy: Người ta thường giải bài toán (hiểu theo nghĩa rộng) bằng cách lựa chọn phương án – phương pháp thử và sai. Mỗi một phương án giúp người giải hiểu bài toán đúng hơn để cuối cùng đưa ra phương án may mắn là lời giải chính xác bài toán. Các nhà tâm lý cũng phát hiện ra vai trò quan trọng của liên tưởng, hình tượng, linh tính, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, các gợi ý trong các tình huống có vấn đề... Quá trình giải bài toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm có trước đó của người giải. Cho nên tính ì tâm lý cản trở sự sáng tạo trong phần lớn các trường hợp.

Phương pháp thử và sai có nhược điểm chính là tốn thời gian, sức lực và phương tiện vật chất do phải làm rất nhiều phép thử.

Để cải tiến phương pháp thử và sai, người ta đưa ra các thủ thuật, gần 30 phương pháp tích cực hóa tư duy như: Não công (brainstorming), phương pháp đối tượng tiêu điểm (method of focal objects), phương pháp các câu hỏi kiểm tra, phương pháp phân tích hình thái (morphological method), Synectics... Các phương pháp này có tác dụng nhất định khi giải các bài toán sáng tạo. Tuy nhiên, chúng bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt đối với những bài toán có số các phép thử lớn.

Một hướng khác trong Ơrixtic nghiên cứu các quy luật phát triển, tiến hóa của các hệ thống kỹ thuật nhằm đưa ra phương pháp luận mới, thay thế phương pháp thử và sai. Đó là lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt và đọc theo tiếng Nga là TRIZ) với hạt nhân của nó là Algôrit giải các bài toán sáng chế (ARIZ). Tác giả của TRIZ là Genrikh Saulovich Altshuller (có thể đọc tiểu sử của ông trong tạp chí Liên Xô "Nhà sáng chế và hợp lý hóa", trang 9, số 2/1990). Ông bắt đầu nghiên cứu, xây dựng lý thuyết này từ năm 1946. Tiền đề cơ bản của TRIZ là: Các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận thức được. Chúng cần được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế. TRIZ được xây dựng như một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, ngôn ngữ riêng, các công cụ riêng. Ý nghĩa của TRIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đường ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý bốn yếu tố: Tâm lý, lôgích, kiến thức và trí tưởng tượng. Ở Liên Xô có khoảng 300 trường dạy TRIZ. Mới đây Hội TRIZ được thành lập và dự định sẽ ra tờ tạp chí riêng về hướng khoa học này. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vòng mười năm (1972-1981) đã có 7000 người tốt nghiệp các trường sáng tạo sáng chế. Họ đã gửi được 11000 đơn xin công nhận sáng chế và đã nhận được hơn 4000 bằng tác giả. Thành phần tham dự các trường, lớp này gồm từ sinh viên đến tiến sĩ khoa học, đôi khi cả học sinh trung học. Người ta cũng bắt đầu dạy thử cho các cháu mẫu giáo dưới hình thức các trò chơi, các bài toán đố. Thực tế cho thấy một rúp đầu tư vào các lớp học thu được 16,1 rúp tiền lãi do các sáng chế được áp dụng mang lại. Ở Ba Lan, Bungari... cũng mở các lớp tương tự. Tài liệu về TRIZ được dịch ở các nước tư bản như: Nhật, Mỹ, Phần Lan, Tây Đức... Ngoài ra TRIZ còn được dùng kết hợp với các phương pháp kinh tế – tổ chức (như phương pháp phân tích giá thành – chức năng, gọi tắt là FSA) tạo nên công cụ tổng hợp và có hiệu quả mạnh mẽ, tác động tốt đến sự phát triển công nghệ.

Ở nước ta, những hoạt động liên quan đến khoa học về tư duy sáng tạo mới thực sự bắt đầu vào cuối những năm 70 và thể hiện trên ba hình thức:

Giới thiệu bằng các bài báo ngắn trên các báo Trung ương như "Nhân Dân", "Khoa học và đời sống", trên các báo của thành phố Hồ Chí Minh, bằng các buổi nói chuyện tại cơ quan, xí nghiệp, trường học, trên "màn ảnh nhỏ". Hình thức này mới mang tính chất "đánh động" đông đảo quần chúng về môn khoa học còn ít người biết đến nhưng khá gần gũi, thiết thực với mọi người.

Xuất bản những tài liệu chi tiết hơn về môn khoa học tư duy sáng tạo.Ví dụ cuốn sách "Algôrit sáng chế" (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1983) hoặc đăng thường kỳ trong tạp chí "Sáng tạo" của Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức này đã có bề sâu hơn và được những người quan tâm hưởng ứng.

Dạy và học những phương pháp tư duy sáng tạo. Cho đến nay đã mở được một số lớp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Qua kinh nghiệm của các nước tiên tiến và kinh nghiệm thực tế ở nước ta thì hình thức này là hình thức tốt nhất để lĩnh hội và áp dụng vào cuộc sống, công tác.

Khoa học về tư duy sáng tạo mới du nhập vào nước ta, mới làm được một số việc như vừa nêu, còn trong giai đoạn gây dựng. Để khoa học này thực sự phát huy tác dụng (mà tác dụng chắc chắn là to lớn) cần phát triển nó thành hệ thống với ba chức năng: Đào tạo, áp dụng và nghiên cứu. Ở đây, Nhà nước, trước hết là Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban khoa học Nhà nước cần có sự đầu tư cần thiết, nhất là giai đoạn đầu. Về lâu dài, ngành này có thể tiến tới chỗ tự trang trải và tự phát triển nhờ hiệu quả kinh tế do các ý tưởng mới, các sáng kiến cải tiến, các sáng chế, các hàng hóa mới mang lại. Khoa học về tư duy sáng tạo sẽ giúp ích thiết thực việc phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi người, do đó, của toàn dân tộc.

(Tạp chí "Hoạt động khoa học" số 10/1990, Ủy ban khoa học Nhà nước)
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 9:01 pm

Có gì thú vị như phương pháp luận sáng tạo?

Hữu Thiện

Tiếng sét ái tình với anh giáo viên trẻ

Từ Tân Phú (An Giang), anh giáo viên trẻ Trịnh Xuân Khanh quyết định kết thúc chặng đường tám năm làm thầy giáo của mình để về Sài Gòn học đại học và luyện thi lấy bằng C Anh ngữ. Một trong những địa chỉ đầu tiên anh tìm tới để ghi danh: Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (viết tắt là TSK) thuộc Đại học tổng hợp TPHCM. Môn học: Phương pháp luận sáng tạo (PPLST).

Buổi học đầu tiên, Khanh gặp một cú sét ái tình! Qua phần giới thiệu và phân tích của tiến sĩ Phan Dũng – giám đốc kiêm giảng viên... duy nhất của TSK, anh chợt phát hiện được sự tồn tại của tính ì tâm lý trong con người và ngay trong chính mình, lực cản trong mọi hoạt động sáng tạo. Sự cuốn hút của môn PPLST từ đó cứ tăng dần lên. Khanh về nhà nhất định kéo chị, em và các cháu phải đi học môn này bằng được. Hiện, nhà anh đã có tới sáu người gồm ba sinh viên, hai bác sĩ và một kỹ sư địa chất đang học các lớp về tư duy sáng tạo. Học về các thủ thuật (nguyên tắc sáng tạo), về các phương pháp tích cực hóa tư duy... Không chỉ theo học, họ còn tham dự thường xuyên vào nhóm Chủ nhật, một loại Câu lạc bộ tự nguyện gồm hơn 30 cựu học viên về PPLST. Nhóm tự thành lập từ tháng 10/1992, sinh hoạt thường kỳ vào mỗi chiều chủ nhật để giúp nhau tìm hiểu thêm về lịch sử môn học. Để làm giàu quỹ bài tập của nhóm bằng cách hàng tuần, mỗi người nộp một bài tập chọn từ cuộc sống, từ những tình huống có vấn đề trong học tập, trong lao động sản xuất, kinh doanh... và cả trong... chuyện tình yêu của mình (!) để cùng nhau phân tích, rèn luyện các thao tác sáng tạo. Hướng xa hơn: Nhóm sẽ tìm nhận hợp đồng sáng tạo các mẫu mã mới, đưa ra các giải pháp mới, ý tưởng mới... theo đơn đặt hàng của các công ty, xí nghiệp. Tất cả đều mong ước tự hình thành nên một nhóm Synectics chuyên nghiệp, đầu tiên của thành phố – bao gồm những nhà sáng tạo thuộc những ngành nghề khác nhau, tập hợp lại để cố gắng giải một cách sáng tạo các bài toán thiết kế kỹ thuật và quản lý hành chính, xã hội...

Ở đâu lại chẳng cần sáng tạo

Trong 1.294 học viên của 31 khóa PPLST tại TSK, Dương Ngọc Thạch là một học viên khá... đặc biệt: Anh đã vận dụng thành công môn học này từ trước khi là học viên của TSK.

Năm 1987, tình cờ Thạch mua được cuốn sách Algôrit sáng chế. Lúc đó, anh vẫn còn là một thanh niên đang vất vả kiếm sống bằng đủ thứ việc linh tinh: Sửa ống nước, sửa điện nhà, vẽ chân dung, vẽ trang trí bảng hiệu... Quan sát cuộc sống của trẻ trong các trường mẫu giáo, anh phát hiện một điều: Các cháu quá thiếu đồ chơi, trong khi những mẫu mã do Bộ giáo dục-đào tạo hướng dẫn thực hiện lại quá đơn điệu và thô sơ. Thiên hướng yêu trẻ kết hợp với việc ngẫm nghĩ và vận dụng triệt để các thủ thuật sáng tạo cơ bản từ cuốn sách gối đầu giường vừa nêu đã đưa anh vào một bước ngoặt mới trong cuộc đời: Trở thành nhà thiết kế mẫu đồ chơi trẻ em.

Vận dụng nguyên tắc đổi chiều, Thạch đã sáng tạo từ chiếc xích đu bình thường theo kiểu ngang thành xích đu chiều dọc, từ đó cải tiến thành xích đu xe buýt với nhiều chỗ ngồi hơn, thú vị hơn với trẻ. Cuộc sáng tạo vẫn chưa chịu ngừng lại: Vận dụng thêm nguyên tắc cầu hóa (làm tròn), Thạch làm tiếp kiểu xích đu tự xoay theo đủ mọi chiều. Rồi lại cải tiến loại đu quay bình thường thành đu quay xe đạp (lắp bánh xe) nhờ áp dụng nguyên tắc chuyển sang chiều khác và nguyên tắc kết hợp...

Từ năm 1987 tới năm 1992, Thạch đã có hơn 40 mẫu đồ chơi sáng tạo như thế, giúp các cô mẫu giáo-nhà trẻ thực hiện được rất nhiều yêu cầu giáo dục, rèn luyện trẻ em theo yêu cầu của Bộ. Từ một thanh niên nghèo và nặng nợ vợ con, nay Thạch đã là ông chủ trẻ mới 30 tuổi của một cơ sở sản xuất đồ chơi nổi tiếng khắp từ Bắc vào Nam.
Nhớ lại những buổi đầu theo học TSK, Thạch cảm thấy như tìm được một kho báu quý giá hơn mọi của cải vật chất, cảm thấy từ nay mình có thể bay bổng với nhiều suy nghĩ mới lạ trên một hướng đi mới mà biết chắc sẽ thành công lớn hơn. Được thầy giúp đỡ, Thạch phát hiện được ngay tính ì tâm lý của chính mình ngay trong những hoạt động sáng tạo đúng bài bản sách vở! Từ nay, anh đã biết nhìn nhiều chiều hơn, nhìn rộng hơn và rộng lượng hơn, biết biến hại thành lợi ngay cả trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh...

Phương pháp luận sáng tạo cho trẻ em – sao lại không?

Trong 1.294 học viên của TSK, hơn 40% là học sinh, sinh viên đã đến với PPLST ở các lớp đêm. Số học viên còn lại thì đa dạng hơn: Giáo viên, giáo sư đại học, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, kỹ sư... bên cạnh những cán bộ Đảng, công nhân, thợ may, huấn luyện viên thể thao, tiểu thương... Có dịp đọc gần 1.000 bài thu hoạch cuối khóa của 32 khóa PPLST, phóng viên ghi nhận: Tất cả học viên đều khẳng định họ đã biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác để chắt lọc những yếu tố có giá trị, biết nhìn một vấn đề theo nhiều chiều và lại quen tìm ra cái mới trong mỗi chiều nhìn, biết tự tin hơn... để vươn tới một nhân cách sáng tạo! Đúng như cô bạn Diễm Linh – giáo viên Trường thực nghiệm quận 1, học viên khóa 28 PPLST nói: "Khát vọng sáng tạo là nhân bản!". Trong khi đó, cô thợ may Mai Diễm – một cựu học viên đã biết vận dụng các thủ thuật sáng tạo để thiết kế nhiều kiểu áo mới, lạ thì tâm sự: "Giá như tôi biết tới môn PPLST từ khi mới thôi học phổ thông thì có lẽ nghề nghiệp của mình đã khác nhiều! Vì vậy, tôi quyết định khi con mình đủ tuổi sẽ cho tới học môn PPLST..."

Tại sao lại không? Tại sao lại không nghĩ tới chuyện dạy trẻ em VN về tư duy sáng tạo, theo những hình thức phù hợp với tâm sinh lý của các em? Liệu có thể đưa môn PPLST vào các trường phổ thông, xem như một môn học chính khóa? Tại sao trong lĩnh vực mới mẻ và rất quan trọng này, dường như chỉ mới có bàn tay của tiến sĩ Phan Dũng?

(Báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 3/12/1992)
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Suy ngẫm về Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 9:18 pm

Suy ngẫm về Phương pháp luận sáng tạo


Sức ỳ trong tư duy

************

Sức ỳ trong tư duy, còn được gọi là Sức ỳ tâm lý hoặc Tính ỳ tâm lý[1] là hiện tượng tư duy của một người, một cộng đồng hay một nền văn hóa không thể hiểu và dung nạp một ý tưởng, quan điểm, tư tưởng mới, khác biệt hay đối lập với mình. Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng này là sự chống đối quyết liệt và mù quáng đối với cái mới.[2]

Mục lục

1 Sức ỳ
2 Các dạng sức ỳ trong tư duy
2.1 Sức ỳ thiếu
2.2 Sức ỳ thừa
2.3 Trạng thái tự ti
3 Phân biệt sức ỳ và sự đố kỵ
4 Khắc phục sức ỳ trong tư duy
5 Chú thích
6 Tài liệu tham khảo
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài
//

Sức ỳ
Theo thuyết tương đối, không có một vật thể, quá trình hay sự tương tác nào có chuyển động lớn hơn vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Điều này có nghĩa là, vạn vật không thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ngay lập tức, mà phải qua các trạng thái trung gian trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đời sống chính trị - xã hội, thời gian chuyển tiếp này được gọi là thời kỳ quá độ, chuyển tiếp, cách mạng hay bước ngoặt. Thời gian chuyển đổi này được gọi là thời gian ỳSức ỳ là khoảng thời gian bắt buộc phải có để một vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác trong tự nhiên) [2]. (gọi tắt là sức ỳ:

Có thể giảm sức ỳ nhưng không thể khắc phục nó hoàn toàn. Tính ỳ là một thuộc tính của mọi sự vật hay hiện tượng.

Các dạng sức ỳ trong tư duy
Sức ỳ trong tư duy có thể tồn tại trong mỗi cá nhân, cộng đồng hay thậm chí cả xã hội đương đại, khi nhận định, đánh giá về một sự kiện hay vấn đề nào đó mới vừa phát sinh trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của xã hội loài người. Sức ỳ trong tư duy làm con người không có sự nhìn nhận hoặc đánh giá đúng đắn về sự vật hay hiện tượng mà mình nghiên cứu. Sức ỳ trong tư duy thường tồn tại qua 3 trạng thái như sau:

Sức ỳ thiếu
Bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào của thế giới vật chất và tinh thần đều có nhiều tính chất, chức năng và dạng thức tồn tại khác nhau. Tuy nhiên, do sự trải nghiệm, do sự chủ quan hoặc do tình cảm chi phối..., làm cho con người có cái nhìn phiến diện - chỉ chú ý đến một hoặc vài thuộc tính nào đó của đối tượng mà mình quan tâm; Bỏ qua (hoặc quên mất) những thuộc tính khác cũng có trong đối tượng ấy [2].

Câu chuyện "Thầy bói mù sờ voi" mô tả khá chính xác hiện tượng ỳ thiếu trong tư duy của con người. Theo đó, người thầy bói mù không thể nhận thức được chính xác và đầy đủ hình dạng bên ngoài của một con voi; Và khi ấy, xung đột tất yếu sẽ xảy ra giữa các thầy bói mù, nếu họ dùng chính kinh nghiệm sống của mình - do chính bàn tay của họ đã được sờ trực tiếp vào một con voi thực thụ - để làm nền tảng cho các cuộc tranh luận hay phản biện mù quáng của mình. Điều thiếu sót này được gọi là kinh nghiệm sờ (là kinh nghiệm sống của một người có được bằng xúc giác - hay chỉ từ một giác quan nào đó của con người, không phải bằng tư duy).

Sức ỳ thừa
Loại tính ỳ này là hiện tượng con người ngoại suy hay liên tưởng vượt quá những thuộc tính vốn có của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên (sự ngộ nhận cũng có biểu hiện vượt quá tương tự).

Ta biết rằng, bất kỳ tri thức nào của con người cũng đều có phạm vi ứng dụng về mặt không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tồn tại cụ thể. Con người nhận thức vượt quá những giới hạn ấy thì những kết luận về sự vật (hay hiện tượng) không còn đúng đắn nữa [2].

Trạng thái tự ti
Loại ỳ tâm lý này nảy sinh khi con người thường xuyên bị thất bại hoặc do sống trong môi trường thường xuyên bị phê bình - chỉ trích; Con người trở nên mặc cảm thua kém, tự ti, thậm chí không muốn suy nghĩ nữa.

Trong tư duy sáng tạo, loại tính ỳ này có những biểu hiện phổ biến như, "Lỡ không đúng (hoặc không thực hiện được) thì sao?", "Lỡ nói ra mọi người sẽ chê cười thì sao?"..., sau đó thì chấm dứt mọi suy nghĩ (hay vận động) hiện có của mình [2].

Phân biệt sức ỳ và sự đố kỵ
Khác hẳn với sự đố kỵ, đối tượng chống đối chính của sức ỳ trong tư duy là tính chất mới của sự vật hay hiện tượng mà nó đề cập. Trái với các quy chuẩn đã được thừa nhận rộng rãi, ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa - lịch sử - đạo đức hay truyền thống của cộng đồng, tạo tiền lệ không phù hợp với tiến bộ xã hội..., đó là những lập luận con người thường sử dụng để chống lại cái mới. [2]

Khắc phục sức ỳ trong tư duy
Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp khắc phục sức ỳ trong tư duy. Các nghiên cứu này gắn liền với tên tuổi của các học giả như Edward de Bono, Tony Buzan.

Điều đầu tiên để chống lại sức ỳ trong tư duy là đừng sợ phát ý tưởng mới. Jules VerneTất cả những gì một người có thể hình dung được trong trí tưởng tượng của mình lại có những người khác có khả năng biến chúng thành hiện thực". từng viết: "

Kế đến, tránh cái nhìn phiến diện về sự vật được xem xét, cũng như (đồng thời) quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh hữu ích mà nó mang lại cho cộng đồng hay đời sống xã hội.

Sau đó, tránh để tình cảm, tư tưởng hay kinh nghiệm sống của mình chi phối khi đánh giá về một sự vật hay hiện tượng mới phát sinh trong đời sống con người hoặc xã hội.

Ngoài ra, để khắc phục tính ỳ này, con người còn dùng đến rất nhiều các công cụ (phương tiện) để tích cực hóa tư duy của mình như: tập kích não, Phương pháp các câu hỏi kiểm tra, Phương pháp phân tích hình thái, Sơ đồ khối TRIZ và ARIZ, Sáu chiếc mũ tư duyBản đồ tư duy (của Tony Buzan) [2]..., hiện nay đã có hàng trăm công cụ, phương tiện như vậy đã được phổ biến trên thế giới. (của de Bono),

Chú thích
1. ^ [1] Tư duy trong hộp!

2. ^ a b c d e f g Nguyễn Chân, Dương Xuân Bảo, Phan Dũng (1990) và Phan Dũng (1991)

Tài liệu tham khảo
· Nguyễn Chân, Dương Xuân Bảo, Phan Dũng (1990), Algorit sáng tạo, Nxb Khoa học & Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

· Phan Dũng (1991)), Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (giáo trình), Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
· Tư duy sáng tạo

· Tư duy phản biện

Liên kết ngoài
· Website của Trung tâm sáng tạo Khoa học kỹ thuật - Trường Đại học Tự nhiên Tp.HCM.

· Giải mã sức ỳ tâm lý, thúc đẩy tư duy sáng tạo: "Môn học Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (gọi tắt là TRIZ) do tác giả là Phó giáo sư Tiến sĩ Khoa học Phan Dũng, hiện nay là giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP HCM sẽ chứng minh một điều là chúng ta có thể điều khiển và cải tiến tư duy".

· Phương pháp luận sáng tạo: Giới thiệu chương trình giảng dạy của Phan Dũng và Dương Xuân Bảo. "Giáo trình do ông Phan Dũng soạn và đưa đi trình bày với thế giới".

Lấy từ “www.vi.wikipedia.org”

Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Áp dụng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) trong dạy học   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 9:59 pm

Áp dụng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) trong dạy học

1- Sơ lược về TRIZ

Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là phải bồi dưỡng cho học sinh (HS) năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới. Tuy nhiên sáng tạo là một khoa học, vì vậy việc nắm vững khoa học sáng tạo sẽ tăng cường hiệu quả sáng tạo, rút ngắn thời gian và tiết kiệm tài lực.

Phương pháp luận sáng tạo (Creativity methodology) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi nguời xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kĩ năng thực hành tiến tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và quyết định một cách sáng tạo. Ý định “ khoa học tư duy sáng tạo” đã có từ lâu. Nhà tóan học Hy lạp Pappos ( thế kỉ thứ III) gọi khoa học này là Heuristics, là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lãnh vực khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, tóan, quân sự…Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho từng phương pháp thì mãi đến đầu thế kỉ thứ XX mới xuất hiện. Sau đây là một số phương pháp đang được dạy, học và áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới :

1- Tấn công não (Brainstorming) do Alex Osborn ( Mỹ) đề xuất năm 1938.

2- Đối tượng tiêu điểm ( Focal Objects) do F.Kunze ( Đức) đề xuất năm 1926 và được C. Waiting (Mỹ) hòan thjịen năm 1950.

3- Phân tích hình thái (Morphological Analysis) do F. Zwicky ( Mỹ) đề xuất năm 1942

4- Tư duy theo chiều ngang ( Lateral thinking) do Edward de Bono ( Anh) đề xuất năm 1970

5- Sáu mũ tư duy ( Six thinking hats) do Edward de Bono ( Anh) đề xuất năm 1985

6- Giản đồ ý (Mind Maps) do Tony Buzan (Anh) đề xuất năm 1960

7- Sử dụng các phép tương tự (Synectics) do W.Gordon (Mỹ) đề xuất năm 1952

8- Lý thuyết giải các bài toán sáng chế TRIZ ( viết tắt từ tiếng Nga : Teopия peшения изобретательских задач) do G.S Altsuller ( Nga) đề xuất năm 1946.

Trong các phương pháp kể trên, phương pháp luận sáng tạo TRIZ là một lý thuyết với hệ thống công cụ thuộc loại hòan chỉnh nhất trong lĩnh vực khoa học sáng tạo. Từ năm 1991, TRIZ đượcc các nước phương tây và Mỹ tiếp nhận, phổ biến thành một môn khoa học dùng cho cả thế giới. Ở Mỹ, TRIZ được phát triển một cách nhanh chóng và sâu rộng, từ tháng 11 năm 1996 đã xuất bản tạp chí chuyên về TRIZ, xuất bản VIện TRIZ, Viện Altshuller nghiên cứu TRIZ, thành lập Đại học TRIZ… Hiện nay, khá nhiều công ty, tổ chức nổi tiếng sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề kĩ thuật như : General Motors, Ford, BMW, Kodak, Siemens, Boing, NASA, Airbus…

Trong lĩnh vực giáo dục, đã có nhiều tổ chức trường học nghiên cứu áp dụng TRIZ để nâng cao hiệu quả dạy và học, nhất là với các môn khoa học tự nhiên. TRIZ đã đuă vào giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu ở Anh, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Tây Ban Nha, Phần Lan…

2- Nội dung cơ bản của TRIZ

TRIZ là một công cụ hỗ trợ cho sự sáng tạo, nhằm :
- Tăng cường tính hệ thống của quá trình sáng tạo, rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức
- Làm cho quá trình sáng tạo trở thành một khoa học, có những tiêu chí, nguyên tắc nhất định chứ không phải một quá trình mày mò, may rủi.
- Rèn luyện cho con người, đặc biệt cho HS khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng, khả năng và kĩ năng giải quyết vấn đề.

Để giải quyết một vấn đề theo lý thuyết sáng tạo TRIZ, thông thường người ta phải thực hiện các trình tự sau :

a- Xác định bài tóan cần giải
b- Xác định cách tiếp cận bài tóan, liên quan đến bài tóan cần giải. Phân tích các mâu thuẩn nảy sinh trong vấn đề.
c- Vận dụng 40 nguyên tắc và 76 tiêu chuẩn để tìm ý tưởng giải bài tóan
d- Phát triển các ý tưởng thành các giải pháp và kết cấu kỹ thuật
e- Áp dụng thực tế

Bốn mươi nguyên tắc là :

1. Nguyên tắc phân nhỏ
2. Nguyên tắc “ tách khỏi”
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
4. Nguyên tắc phản đối xứng
5. Nguyên tắc kết hợp
6. Nguyên tắc vạn năng
7. Nguyên tắc chứa trong
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
11. Nguyên tắc dự phòng
12. Nguyên tắc đẳng thế
13. Nguyên tắc đảo ngược
14. Nguyên tắc cầu hóa
15. Nguyên tắc linh động
16. Nguyên tắc giải “ thiếu” hoặc “thừa”
17. Nguyên tắc đổi chiều
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
21. Nguyên tắc vượt nhanh
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
25. Nguyên tắc tự phục vụ
26. Nguyên tắc sao chép
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
28. Thay thế sơ đồ cơ học
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
33. Nguyên tắc đồng nhất
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
35. Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng
36. Sử dụng chuyển pha
37. Sử dụng sự nở vì nhiệt
38. Sử dụng các chất oxy hóa mạnh
39. Thay đổi độ trơ
40. Sử dụng các vật liệu hợp

3- Một vài thí dụ

Thí dụ 1: Làm thế nào để phân loại các viên thuốc không đạt mẫu mã ra khỏi lô thuốc mà không cần dùng đến nhiều nhân viên phân loại ?


Yêu cầu chứa đựng các mâu thuẩn
Nguyên tắc
Giải pháp
Không cần dùng đến con người mà hiệu quả cao
Nguyên tắc 25 : tự phục vụ
Quá trình tự phân loại
Tách khỏi các viên thuốc không đạt chất lượng mẫu mã
Nguyên tắc 2 : “ tách khỏi”

Những viên thuốc có mẫu mã bất thường sẽ tự động bị loại.
- Dị biệt về khối lượng


- Dị biệt về màu sắc

- Loại bằng phương pháp cơ học ; vận tốc, quán tính…
- Loại bằng phương pháp quang học



Tự loại bằng phương pháp cơ học: tạo một khỏang trống trước băng chuyền
những viên thuốc khiếm khuyết sẽ có sai lệch vận tốc khác và bị rơi xuống giỏ

Thí dụ 2 : Làm thế nào để hạn chế các cọc sau khi đóng xong được ổn định lâu dài, khó lún xuống được.

Mâu thuẩn : Để cọc không bị lún thì đầu cọc phải tà. Nhưng nếu đầu cọc tà thì khó đóng cọc.
Giải pháp : gắn đầu nhọn để đóng cọc. Sau khi đóng cọc xong, sẽ nở ra để làm tăng diện tích chân đế, hoặc tự phân hủy.

Phương pháp luận sáng tạo Img_246

4- Triển vọng vận dụng TRIZ trong dạy học :

Cho tới nay, việc giảng dạy lí luận sáng tạo vẫn được quan tâm về mặt nguyên tắc, nhưng không được nghiên cứu một cách cụ thể để có thể áp dụng vào các bậc học khác nhau ở Việt Nam. Hiện nay, quá trình sáng tạo là của học sinh (HS) trong quá trình học tập thường là do quá trình tự phát, là kết quả của sự vận động, khuyến khích, thúc đẩy, động viên của giáo viên( GV) mà không phải là kết quả của một quá trình rèn luyện được định hướng một cách hệ thống, khoa học. Vì vậy, sinh viên (SV) và HS thường gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu phải sáng tạo, tìm ra giải pháp xử lí vấn đề ở mức tư duy cao. Cũng có thể vì vậy mà số bằng phát minh của Việt Nam hiện ở mức rất thấp trên thế giới.

Trong giảng dạy vật lí, TRIZ có vai trò quan trọng khi nghiên cứu học tập theo phương pháp thực nghiêm, mô hình, tương tự. Ngoài ra, TRIZ giúp người học dễ tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề, các biện pháp kĩ thuật, cách xử lí các khó khăn trong thực tế.

TRIZ còn được ứng dụng trong quản lí giáo dục. Việc ứng dụng 40 nguyên tắc nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục, làm tốt công tác chủ nhiệm, tăng cường chất lượng của các sáng kiến kinh nghiệm…

Vì vậy, nghiên cứu TRIZ trong giáo dục sẽ mở ra một triển vọng mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy và quản lí giáo dục ở các cấp.

Tài liệu tham khảo :
http://www.triz-journal.com/index.htlm
http://www.triz.org
http://www.hcmuns.edu.cn/CSTC/home-v.htm


Tiến sĩ Lê Cao Phan

http://trithucsangtao.vn/i91-ap-dung-phuong-phap-luan-sang-tao-(-triz)-trong-day-hoc.aspx


Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo EmptyThu Nov 03, 2011 10:16 pm

1.

NGUYÊN TẮC PHÂN NHỎ

Nội dung

- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

Nhận xét:

1- Từ "đối tượng" trong 40 nguyên tắc, cần hiểu theo nghiã rộng. Đó có thể bất kỳcái gì có khả năng phân nhỏ được, không nhất thiết phải là đối tượng kỹ thuật.Tương tự như vậy đối với các thủ thuật khác có từ" đối tượng".
2- Thủ thuật này thường dùng trong những trường hợp khó làm "trọn gói", "nguyên khối", "một lần". Nói cách khác, phân nhỏ ra cho vừa sức, cho dễ thực hiện, cho phù hợp với những phương tiện hiện có....
3- Phân nhỏ đặc biệt hay dùng trong những trường hợp cần có bề mặt tiếp xúc lớn như trong các phản ứng hoá học, tạo sự cháy nổ, trao đổi nhiệt, trao đổi nhiệt
4- Tháo lắp làm cho đối tượng trở nên nhỏ gọn, thuận tiện cho việc chuyên chở, xếpđặt và khả năng thay thế từng bộ phận đối tượng, kể cả việc mở rộng chức năng củatừng bộ phận đó.
5- Cần tưởng tượng: nhờ phân nhỏ mà đối tượng, ban đầu ở thể rắn, chuyển dần sang dẻo, lỏng khí, plasma....., nói chung, có thể phân nhỏ đến vi mô.
6- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, cho nên, phân nhỏ có thể làm đối tượng có thêm những tính chất mới, thậm trí, ngược với tính chất đã có.
7- Nguyên tắc phân nhỏ hay dùng với các nguyên tắc 2. Tách khỏi, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. Kết hợp, 6. Vạn năng, 15 Linh động...

Các ví dụ:

1- Dây kim loại 1 sợi to, cứng, khó cuộn tròn... nếu phân nhỏ thành dây kim loại nhiều sợi thì khắc phục được nhược điểm của dây một sợi to cứng.
2- Thước mét phân nhỏ thành thước gập, phân nhỏ nữa thành thước dây mềm, gọn.
3- Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc.
4- Ngũ cốc nghiền thành bột, từ đó làm bún, miến, mì, bánh các loại...
5- Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta làm xe có rất nhiều dãy bánh kích thước bình thường.
6- Bảng quảng cáo ngoài trời một mặt được chia nhỏ theo chiều dọc (như rèm cửa văn phòng) để quảng cáo được nhiều thông tin hơn.
7- Tàu thuỷ lớn chia hầm tàu thành các ngăn độc lập, nếu lỡ bị thủng thì dễ cô lậpngăn bị thủng, không làm chìm tàu...

Minh họa vui:

Du khách hỏi hướng dẫn viên du lịch: “Nếu tôi lọt hố, rủi gẫy chân, ông đem tôi lên được chứ?” Hướng dẫn viên du lịch: “Ồ tất nhiên rồi. Tôi đã từng vác một con bò bị gãy chân từ hố sâu lên một cách dễ dàng … (ngập ngừng) chỉ có điều tôi phải xả nó ra làm tư cho vừa một lần mang.
Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
Sponsored content





Phương pháp luận sáng tạo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phương pháp luận sáng tạo   Phương pháp luận sáng tạo Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phương pháp luận sáng tạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phương pháp học Vật lí
» Phương pháp bảo toàn khối lượng
» CÁCH ĂN ĐIỂM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
» Cô Phương Hoa
» Day hoc viet thu phap

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: HỌC TẬP (TOÁN LÝ HÓA VĂN SINH SỬ ĐỊA NGOẠI NGỮ GIÁO DỤC CÔNG DÂN... ) :: PHƯƠNG PHÁP HỌC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO-
Chuyển đến