TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Latest topics
» Vật lý 10 - ÔN TẬP HỌC KỲ I
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyTue Dec 10, 2019 12:46 am by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Xưa
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat May 16, 2015 10:18 pm by phannguyenquoctu

» Vat ly 10 - Mang Tinh the
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyTue Mar 03, 2015 8:17 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Cấu tạo chất
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyThu Feb 26, 2015 9:30 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Năm mới 2015
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Feb 14, 2015 1:06 pm by phannguyenquoctu

» Những hình ảnh và kỷ niệm về Trường Nguyễn Khuyến Nay
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Jan 31, 2015 5:11 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Ngoại khóa - Động lượng và bida
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyFri Oct 17, 2014 12:40 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Vòng xiếc (Tàu lượn)
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyFri Oct 17, 2014 12:21 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý 10 - Định luật III Newton
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Oct 11, 2014 9:22 pm by phannguyenquoctu

» Tuyển chọn những bài hát hay nhất về quê hương, miền tây Nam Bộ 2014 (Part 1)
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyFri Sep 26, 2014 11:32 am by mycomputer

» Khai giảng Năm học 2014 - 2015
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySun Sep 07, 2014 11:50 pm by phannguyenquoctu

» 12CB 2012-2013
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySun Sep 07, 2014 12:10 pm by phannguyenquoctu

» Vật lý học, và Học Vật lý
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyWed Aug 27, 2014 9:32 am by phannguyenquoctu

» Cuộc thi học bổng toàn phần THPT Mỹ
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyTue Aug 26, 2014 9:14 am by aectvn

» Hệ thống chiếu sáng từ chai nước
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyWed Aug 13, 2014 11:05 pm by phannguyenquoctu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Sat Apr 01, 2023 3:01 am
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
phannguyenquoctu
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
Admin
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
Le_Viet
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
Thọ Nguyễn Đắc-A1-2009
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
mycomputer
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
VanVu-A1-09
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
QuanTrung-A1-0609
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
hongnhung
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
nguyenthoduong
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
MinhHoang-A1-09
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_lcapTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Voting_barTại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 165 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: inest_mt

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1777 in 612 subjects

 

 Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 590
Join date : 18/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyThu Nov 03, 2011 8:22 pm

MEMORY

"Memorize these words." "Lean this spelling rule." "Don't forget the quiz tormorow." You remember things every day, but how do you do it?

You find a telephone number in the phone book, dial it, and then forget it. This is your short-term memory. It lasts less than 30 seconds. However, you don't look in the phone book for a friend's number. You know it. This is long-term memory. Your long-term memory has everything that you remember.

Why do you forget something? What is the reason? You did not learn it in the beginning. This is the major reason for forgetting. For example, you meet some new people, and you forget their names. You hear the names, but you do not learn them. Then you forget them.

You can remember better. Here are some ideas.

1. Move information from your short-term memory to your long-term memory. Practice the information. Say the information to yourself. Think about it.Spend time on it.

2. Overlearn. After you learn something, study it some more. Learn it more than you need to. For example, when you know a list of new words, don't stop. Practice the words a few more times.

3. Be sure that you understand the information. It is difficult to memorize something you don't understand.. Do only one thing at a time. Study in quiet place. You cannot listen to music or people and memorize at the same time.

5. Try to connect the new information with something you already know. For example, when you learn the name of a new kind of food, think of a similar kind of food.

6. Divide the information into parts. Do not have more than seven parts. Learn one part and stop for a few minutes. Don't try to learn all the parts at the same time.

7. Make a picture in your mind. For example, maybe you see a new word. It is a kind of furniture. Make a picture in your mind of this furniture in a room. Remember what it looks like.

8. Try to relax when you study. Enjoy it. You cannot remember things when you are tired or unhappy.

Some people have a photographic memory. They see everything like a picture. Later they can see the picture in their mind again and describe everything in it. They can remember long lists of numbers and thousands of other things. Would you like to have a photographic memory?

(Bài 2 - MEMORY, Giáo trình CONCEPTS AND COMMENTS, PATRICIA ACKERT)



Nhớ và Không nhớ

"Ghi nhớ những từ này". "Học qui tắc đánh vần này". "Đừng quên cuộc thi ngày mai." Bạn nhớ các thứ mỗi ngày, nhưng bạn làm điều đó như thế nào?

Bạn tìm một số điện thoại trong sổ ghi số điện thoại, quay số, và quên nó. Đây là kí ức ngắn hạn của bạn. Nó chỉ tồn tại trong vòng 30 giây. Tuy nhiên, khi cần quay số cho một người bạn thân, bạn không phải tìm số trong sổ ghi số điện thoại. Bạn nhớ nó. Đây là kí ức dài hạn. Kí ức dài hạn của bạn có mọi thứ mà bạn nhớ.

Tại sao bạn quên một điều gì đó? Lý do là gì? Bạn đã không học nó ngay từ đầu. Đây là lý do chính để quên. Lấy ví dụ, bạn gặp vài người bạn mới, và sau đó bạn quên tên của họ. Bạn nghe giới thiệu tên, nhưng bạn không để ý, không học các tên này; Và thế là bạn quên chúng.

Bạn có thể nhớ tốt hơn. sau đây là vài gợi ý.

1. Di chuyển thông tin từ kí ức ngắn hạn của bạn đến kí ức dài hạn của bạn. Thực hành các thông tin. Tự đối thoại về các thông tin. Nghĩ đến chúng. Dành thời gian cho chúng.

2. “Overlearn”. Sau khi học một điều gì đó, học thêm một chút nữa, nhiều hơn một chút so với mức cần thiết. Ví dụ, khi bạn đã thuộc một danh sách các từ mới, chớ vội dừng lại. Hãy luyện tập trên các từ này thêm vài lần nữa.

3. Phải chắc chắn là bạn hiểu rõ các thông tin. Thật là khó để mà ghi nhớ những gì bạn không hiểu.

4. Chỉ làm duy nhất một việc tại một thời điểm. Học ở nơi yên tĩnh. Bạn không thể vừa nghe nhạc hoặc nghe người khác nói chuyện vừa ghi nhớ cùng lúc.

5. Cố gắng liên kết các thông tin mới với cái gì đó bạn đã biết. Lấy ví dụ, khi học tên của một loại thức ăn mới, bạn nên nghĩ đến một loại thức ăn tương tự.

6. Chia thông tin thành nhiều phần, nhưng đừng quá 7 phần. Học một phần và dừng lại vài phút. Không cố gắng học tất cả các phần cùng lúc.

7. Tạo một bức tranh trong đầu của bạn. Lấy ví dụ, bạn thấy một từ mới, là một loại đồ đạc. Bạn hãy tưởng tượng ra một bức tranh về một căn phòng mà trong đó có món đồ này. Nhớ những gì mà nó trông giống như vậy.

8. Cố gắng thư giãn khi học. Yêu thích nó. Bạn không thể nhớ khi bạn mệt hoặc không vui.

Một số người có một kí ức lưu ảnh (photographic memory). Họ nhìn thấy mọi thứ như một bức tranh. Về sau họ có thể thấy lại bức tranh trong tâm trí của họ và có thể mô tả mọi thứ trong đó. Họ có thể ghi nhớ một danh sách thật dài các con số và hàng ngàn thứ khác. Bạn thích có một kí ức lưu ảnh?

lqt biên dịch

Về Đầu Trang Go down
https://yeunguyenkhuyen.forumvi.com
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyWed Aug 07, 2013 7:38 pm

MEMORY

Nhớ và Không nhớ

"Ghi nhớ những từ này".  "Học qui tắc đánh vần này". "Đừng quên cuộc thi ngày mai." Bạn nhớ các thứ mỗi ngày, nhưng bạn làm điều đó như thế nào?

Bạn tìm một số điện thoại trong sổ ghi số điện thoại, quay số, và quên nó.  Đây là kí ức ngắn hạn của bạn. Nó chỉ tồn tại trong vòng 30 giây. Tuy nhiên, khi cần quay số cho một người bạn thân, bạn không phải tìm số trong sổ ghi số điện thoại. Bạn nhớ nó.  Đây là kí ức dài hạn. Kí ức dài hạn của bạn có mọi thứ mà bạn nhớ.

Tại sao bạn quên một điều gì đó? Lý do là gì? Bạn đã không học nó ngay từ đầu. Đây là lý do chính để quên. Lấy ví dụ, bạn gặp vài người bạn mới, và sau đó bạn quên tên của họ. Bạn nghe giới thiệu tên, nhưng bạn không để ý, không học các tên này; Và thế là bạn quên chúng.

Bạn có thể nhớ tốt hơn. sau đây là vài gợi ý.

1.   Di chuyển thông tin từ kí ức ngắn hạn của bạn đến kí ức dài hạn của bạn. Thực hành các thông tin. Tự đối thoại về các thông tin. Nghĩ đến chúng. Dành thời gian cho chúng.

2.   “Overlearn”. Sau khi học một điều gì đó, học thêm một chút nữa, nhiều hơn một chút so với mức cần thiết. Ví dụ, khi bạn đã thuộc một danh sách các từ mới, chớ vội dừng lại. Hãy luyện tập trên các từ này thêm vài lần nữa.

3.   Phải chắc chắn là bạn hiểu rõ các thông tin.  Thật là khó để mà ghi nhớ những gì bạn không hiểu.

4.   Chỉ làm duy nhất một việc tại một thời điểm. Học ở nơi yên tĩnh. Bạn không thể vừa nghe nhạc hoặc nghe người khác nói chuyện vừa ghi nhớ cùng lúc.

5.   Cố gắng liên kết các thông tin mới với cái gì đó bạn đã biết. Lấy  ví dụ, khi học tên của một loại thức ăn mới, bạn nên nghĩ đến một loại thức ăn tương tự.

6.   Chia thông tin thành nhiều phần, nhưng đừng quá 7 phần. Học một phần và dừng lại vài phút. Không cố gắng học tất cả các phần cùng lúc.

7.   Tạo một bức tranh trong đầu của bạn. Lấy ví dụ, bạn thấy một từ mới, là một loại đồ đạc. Bạn hãy tưởng tượng ra một bức tranh về một căn phòng mà trong đó có món đồ này. Nhớ những gì mà nó trông giống như vậy.

8.   Cố gắng thư giãn khi học. Yêu thích nó. Bạn không thể nhớ khi bạn mệt hoặc không vui.

Một số người có một kí ức lưu ảnh (photographic memory). Họ nhìn thấy mọi thứ như một bức tranh. Về sau họ có thể thấy lại bức tranh trong tâm trí của họ và có thể mô tả mọi thứ trong đó. Họ có thể ghi nhớ một danh sách thật dài các con số và hàng ngàn thứ khác. Bạn thích có một kí ức lưu ảnh?

lqt biên dịch

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyTue Aug 13, 2013 8:12 pm

Tại sao bạn quên một điều gì đó? Lý do là gì? Bạn đã không học nó ngay từ đầu. Đây là lý do chính để quên. Lấy ví dụ, bạn gặp vài người bạn mới, và sau đó bạn quên tên của họ. Bạn nghe giới thiệu tên, nhưng bạn không để ý, không học các tên này; Và thế là bạn quên chúng.
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptyFri Aug 01, 2014 12:28 pm

Một số người có một kí ức lưu ảnh (photographic memory). Họ nhìn thấy mọi thứ như một bức tranh. Về sau họ có thể thấy lại bức tranh trong tâm trí của họ và có thể mô tả mọi thứ trong đó. Họ có thể ghi nhớ một danh sách thật dài các con số và hàng ngàn thứ khác. Bạn thích có một kí ức lưu ảnh?
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:20 am

Thủ thuật khoa học giúp não bộ "học tốt, nhớ lâu"
00:00:10 31/03/2014

Chia sẻ facebook
Lệ Thu Hoàng - Theo Trí Thức Trẻ
Kém phát triển trí thông minh vì thói quen không hề xa lạ
Những mẹo hay ho giúp tăng cường trí nhớ
Những thủ thuật khoa học mới sẽ giúp não bộ trở nên linh hoạt hơn đấy!

Chơi những trò chơi giúp rèn luyện não bộ

Những trò chơi câu đố như Soudoku hay ô chữ có thể cải thiện trí nhớ của bạn và trì hoãn suy giảm não. Khi chơi những trò chơi đó, chúng sẽ kích hoạt các khớp thần kinh trong toàn bộ hệ thống não bộ, bao gồm cả khu vực bộ nhớ. Một vài nghiên cứu cho thấy, khi làm câu đố ô chữ sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn cả việc ghi nhớ thủ đô của bất kì một nước nào.

Ăn những loại thực phẩm tốt cho bộ nhớ

Theo các bác sĩ, những siêu thực phẩm tốt cho bộ nhớ nên giàu chất chống oxi hóa, các loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do có hại. Chúng còn làm giảm đi lượng đường trong cơ thể cũng như carbohydrates. Ví dụ chế độ ăn uống ở các nước Địa Trung Hải nặng về thực phẩm như là các loại đậu, hạt và cá. Chế độ ăn này rất tốt cho sức khỏe của chúng ta với lượng thịt thấp. Acid béo omega-6 của thịt có thể gây viêm não, một nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer.

Ăn những thực phẩm từ nông nghiệp như quả việt quất, rau bina, bơ, củ cải đường, rau mầm và ăn đủ cá để giúp cho sức khỏe não bộ. Bạn cũng có thể nạp 2,5 microgram vitamin B2 để tăng cường chức năng nhận thức nhé.



Ngủ nhiều hơn

Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, chỉ nửa đêm mất ngủ cũng có thể làm hao mòn trí nhớ của bạn. Một tạp chí sức khỏe gần đây cũng cho thấy rằng muốn làm chậm quá trình lão hóa chúng ta phải cải thiện thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Dành 8 tiếng cho giấc ngủ sâu hơn sẽ giúp não của bạn thay đổi từ kí ức tạm thời chuyển sang thời gian lưu trữ lâu dài đấy.

Làm chủ một kĩ năng mới

Một nghiên cứu của Thụy Điển gần đây cho thấy nếu thanh thiếu niên học một chương trình ngôn ngữ mới sẽ có cơ hội tăng cường bộ nhớ. Bất kể hoạt động nào được thực hành siêng năng, như trượt tuyết hoặc đan lát cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ, cải thiện não bộ tương tự.

Tăng cường tập thể dục

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chỉ cần luyện tập thể dục với mức độ vừa phải cũng có thể mang lại lợi ích tinh thần lớn. Tập thể dục là sự trợ giúp tốt nhất, nó có thể làm tăng kích thước bộ não, từ đó làm tăng dung tích bộ nhớ. Chúng mình nên dành thời gian đi bộ nhanh ít nhất 20 phút mỗi ngày nhé.



Tập trung vào một việc

Lý do chính để hầu hết bạn không nhớ được chiếc chìa khóa của mình ở đâu là bởi vì bạn không chú ý khi đặt nó xuống. Khi đặt chúng xuống, hãy dừng lại và nói lớn: “Tôi đặt chìa khóa của tôi ở...”. Nghiên cứu cho thấy phải mất 8 giây để thực hiện đầy đủ một đoạn thông tin vào bộ nhớ, do đó, cần phải tập trung vào những nhiệm vụ chính, quan trọng. Cách đơn giản này sẽ giúp bạn nhớ được ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất đấy!
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:20 am

Lý do vì sao chúng ta quên kỷ niệm thời thơ ấu
10:27:30 16/05/2014
avatar
June
Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ facebook
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao bộ não có thể quên những kỷ niệm có từ thời ấu thơ.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải mới cho việc tại sao bộ não chúng ta không thể nhớ lại được những kỷ niệm có trong thời thơ ấu giai đoạn đầu. Đó là bởi sự hình thành tế bào thần kinh mới sẽ thay thế tế bào thần kinh cũ, khiến cho ta khó có thể nhớ về kỷ niệm trong thời ấu thơ.

Một nghiên cứu được tiến hành trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra, những tế bào thần kinh mới được sản sinh trong vùng hippocampus (hay vùng hồi hải mã) - vùng não chịu trách nhiệm hình thành trí nhớ. Sự sản sinh tế bào thần kinh này ở vùng hippocampus sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời nhưng sẽ giảm dần theo độ tuổi.



Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc đẩy mạnh sự sản sinh tế bào thần kinh mới ở chuột trưởng thành có thể tăng cường khả năng ghi nhớ với những gì chúng đã được học. Tuy nhiên, sự phát triển tế bào thần kinh mới cũng có thể làm suy giảm kỷ niệm cũ.

Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà thần kinh học Sheena Josselyn cho biết: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra điều này. Mọi người thường cho rằng, tế bào thần kinh mới đồng nghĩa với việc sẽ làm bộ nhớ trở nên tốt hơn nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Nhiều nhà khoa học đã nghĩ, ký ức lâu dài có thể được gắn với ngôn ngữ bởi trẻ em thường bắt đầu hình thành dạng ký ức này ở cùng thời điểm chúng bắt đầu nói. Nhưng điều lạ là khi lớn lên, chúng lại quên kỷ niệm xưa cũ".



Tiến hành quan sát trẻ mới biết đi, Josselyn và chồng - đồng tác giả nghiên cứu Paul Frankland đã đặt câu hỏi tại sao trẻ em lại không thể giữ lại ký ức trong nhiều tình huống, sự kiện. Nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ có một phần não - vùng hồi hải mã - để sản xuất nơ-ron thần kinh mới có vai trò quan trọng trong việc tạo ra kỷ niệm. Nhưng việc sản xuất tế bào mới này cũng sẽ giảm dần trong suốt thời thơ ấu.

Nhà thần kinh học Josselyn cho biết: “Càng tăng nhiều nơ-ron thần kinh càng giúp bạn thu nạp nhiều ký ức mới trong tương lai. Nhưng bộ nhớ được xem như một chuỗi vòng, vì thế nếu bạn thêm vào một vòng mới, tức là có thể vòng cũ sẽ bị phá vỡ”.

Vì vậy, tế bào thần kinh mới được sản sinh có vai trò hữu ích trong việc làm rõ những ký ức cũ cũng như mở đường cho kỷ niệm mới.
(Nguồn tham khảo: Telegraph)
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:20 am

10 điều bất thường thú vị về trí nhớ mà mọi người nên biết

Cập nhật lúc 15h26' ngày 11/03/2014
Share on facebook More Sharing Services

Xem thêm: tìm hiểu về trí nhớ, hiệu ứng google, hiệu ứng nhớ lại, thành kiến nhất quán, sự bật mạnh của ký ức, chứng quên thời thơ ấu, hiệu ứng zeigarnik, sự bóp méo ký ức, xử lý sâu sắc, bối cảnh là vua, google ghi nhớ giúp bạn, cảm xúc tiêu cực mất đi nhanh
Nhiều người nói rằng họ có trí nhớ kém, nhưng phần lớn là sai. Cách hoạt động của trí nhớ có thể gây bất ngờ, gây thất vọng, kỳ lạ – nhưng không hẳn là "kém".

Đối với đa số chúng ta thì vấn đề không nằm ở trí nhớ của chúng ta, mà nằm ở sự hiểu biết của chúng ta về cách hoạt động của trí nhớ.

Sau đây là 10 điều bất thường thú vị của trí nhớ đem lại một sự hiểu biết tốt hơn về thứ làm chúng ta nhớ - hoặc quên.

1. Bối cảnh là vua
Thứ chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc một phần vào tình huống và trạng thái tinh thần của chúng ta vào thời điểm đó. Đó là vì trí nhớ của chúng ta làm việc bằng cách liên tưởng.

Bản thân bối cảnh có thể chỉ về mọi kiểu sự việc: một số sự việc thì dễ dàng hơn để ghi nhớ ở một địa điểm nào đó, những sự việc khác thì dễ nhớ hơn khi chúng ta trải nghiệm về những mùi cụ thể, hoặc khi chúng ta đang có những trạng thái cảm xúc đặc biệt.

Một nghiên cứu chứng minh điều này bằng cách yêu cầu những người lặn biển học danh sách các từ hoặc là dưới nước 15ft hoặc học trên cạn (Godden & Baddeley, 1975).

Hóa ra khi họ học các từ dưới nước, họ đã nhớ được 32% số từ khi được kiểm tra dưới nước, nhưng chỉ nhớ được 21% khi được kiểm tra trên cạn.

Tất nhiên trí nhớ của chúng ta phức tạp hơn nhiều so với danh sách các từ. Nhưng nghiên cứu khẳng định rằng đối với trí nhớ thì bối cảnh rất quan trọng.

10 điều bất thường thú vị về trí nhớ mà mọi người nên biết

2. Google ghi nhớ giúp bạn
Nếu bạn từng lo lắng về tác động của internet đối với đầu óc của bạn thì khía cạnh này của trí nhớ dường như tăng thêm những nỗi lo ấy.

"Hiệu ứng Google" là phát hiện cho thấy chúng ta có xu hướng quên những thứ mà chúng ta biết mình có thể tìm kiếm trên internet.

Trong một nghiên cứu của Sparrow et al. (2011) những người tham gia được điều khiển để nghĩ rằng họ hoặc là có thể tìm được những vật mà họ được yêu cầu nhớ lại từ một máy vi tính, hoặc những vật bị xóa.

Kết quả cho thấy trí nhớ của mọi người tệ đi đối với những vật mà họ nghĩ là họ có thể tìm kiếm.

Điều quan trọng là, mặc dù sự thật là trí nhớ của con người tệ đi khi họ có thể tiếp cận thông tin thì họ lại biết rõ hơn về nơi tìm thấy thông tin đó.

Giả sử bạn có thể tìm kiếm hầu hết mọi thứ trên internet thì điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ quên hầu hết mọi thứ?

Tác giả của nghiên cứu, Betsy Sparrow, xem đây như là một sự tái tổ chức của cách chúng ta ghi nhớ sự việc:

“Bộ não của chúng ta dựa vào internet để ghi nhớ rất giống với cách chúng ta dựa vào trí nhớ của một người bạn, một thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Chúng ta ít nhớ được bản thân thông tin hơn là nhớ được nơi mà thông tin có thể được tìm thấy".

Như vậy, đây không phải là một bước lùi, mà là một sự tiến hóa trong cách trí nhớ làm việc.

3. Những cảm xúc tiêu cực mất đi nhanh hơn
Về trung bình, những cảm xúc tiêu cực bị quên nhanh hơn những cảm xúc tích cực.

Một nghiên cứu yêu cầu con người viết về những việc đã xảy ra với họ qua một khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng.

Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những sự kiện đó 5 năm sau.

Một điều kỳ lạ xảy ra đối với hầu hết mọi người (không-bị trầm cảm): những sự việc tiêu cực bị quên với tỷ lệ cao hơn so với những sự việc tích cực.

Các nhà tâm lý không biết chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng dường như nó là một phần của hệ miễn dịch tâm lý tự nhiên của chúng ta, giúp bảo vệ chúng ta chống lại những cú đánh không tránh khỏi của cuộc sống.

4. Xử lý sâu sắc
Sự thật là một sự kiện hoặc một ký ức càng được xử lý sâu sắc thì khả năng sự kiện đó được nhớ lại sau này càng lớn.

Một nghiên cứu cổ điển yêu cầu mọi người cố gắng nhớ một danh sách các từ (Craik & Tulving, 1975).

Một số người được yêu cầu tập trung vào những chi tiết bên ngoài, như âm của các từ hoặc chúng được viết như thế nào. Còn nhóm khác thì phải xử lý ý nghĩa của các từ.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những người đã suy nghĩ về ý nghĩa của các từ đã làm tốt nhất trong một bài kiểm tra sau đó.

Tìm kiếm những mối liên kết sâu xa hơn là cách để làm những ký ức vững chắc trong tâm trí.

5. Sự bóp méo ký ức
Khi một ký ức bị "quy gán sai" một số khía cạnh ban đầu xác thực của một ký ức trở nên bị bóp méo qua thời gian, không gian hoặc hoàn cảnh.

Một số ví dụ được nghiên cứu trong phòng thực nghiệm là:

Quy gán sai nguồn gốc của những ký ức. Trong một nghiên cứu, những người tham gia với những ký ức "bình thường" thường xuyên mắc sai lầm khi nghĩ rằng họ thu được một sự kiện bình thường từ một tờ báo, trong khi thực tế là những thực nghiệm viên đã cung cấp cho họ sự kiện đó (Schacter, Harbluk, & McLachlan, 1984).

Quy gán sai một khuôn mặt cho bối cảnh sai. Các nghiên cứu cho thấy các ký ức có thể trộn lẫn với nhau, do đó các khuôn mặt và những bối cảnh là hòa vào nhau.

Chuyên gia về trí nhớ Daniel Schacter cho rằng những quy gán sai đó có thể hữu ích cho chúng ta (Schacter, 1999).

Khả năng rút ra, trừu tượng hóa và khái quát hóa kinh nghiệm của chúng ta cho phép chúng ta áp dụng những bài học mà chúng ta đã học được trong một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

6. Hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik được đặt theo tên một nhà tâm lý học người Nga, Bluma Zeigarnik, người đã nhận thấy một việc kì lạ khi đang ngồi ăn ở một nhà hàng ở Vienna.

Những người phục vụ dường như chỉ nhớ những phiếu gọi món ăn đang trong quá trình phục vụ. Khi đã hoàn thành thì những phiếu gọi món ăn biến mất khỏi trí nhớ của họ.

Zeigarnik quay về phòng thực nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về chuyện gì đang diễn ra.

Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 hoặc những nhiệm vụ rất đơn giản trong phòng thực nghiệm (Zeigarnik, 1927). Thỉnh thoảng họ bị làm gián đoạn trong lúc thực hiện nhiệm vụ.

Sau đó bà hỏi họ về những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Con người có thể ghi nhớ những nhiệm vụ mà họ từng bị làm gián đoạn nhiều hơn gấp 2 lần so với những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.

Hiệu ứng Zeigarnik nói rằng những nhiệm vụ còn dang dở được ghi nhớ tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành.

7. Chứng quên thời thơ ấu
Hầu hết những người trưởng thành không thể nhớ lại phần lớn , nếu không nói là bất kì thứ gì, từ trước 3 tuổi.

Đó là cái mà Sigmund Freud lần đầu tiên gọi bằng thuật ngữ "chứng quên thời thơ ấu".

Một nghiên cứu mới về ký ức thời thơ ấu tiết lộ rằng chứng quên thời thơ ấu bắt đầu từ khoảng 7 tuổi (Bauer & Larkina, 2013).

Các kết quả cho thấy giữa 5 và 7 tuổi, trẻ em có thể nhớ lại khoảng 63% và 72% các sự kiện mà chúng lần đầu tiên nhớ lại lúc 3 tuổi.

Tuy nhiên, vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi thì trẻ chỉ nhớ lại được khoảng 35% các sự kiện.

Khi còn nhỏ, hồi cá ngựa – một phần của não quan trọng cho trí nhớ - vẫn còn đang sinh sản các tế bào thần kinh: những nơ ron mới liên tục được sinh ra.

Cho đến khi quá trình này hoàn thành, chúng ta thấy nó khó mà lưu giữ những ký ức dài hạn về bản thân.

8. Sự bật mạnh của ký ức
10 điều bất thường thú vị về trí nhớ mà mọi người nên biết

Dù chúng ta có thể nhớ lại được rất ít từ khoảng trước 7 tuổi, thì độ tuổi thanh thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Từ giữa 10 và 30 tuổi, hầu hết những người trưởng thành trải nghiệm một số thời điểm lớn nhất trong đời họ. Đó là việc học, tuổi dậy thì, bắt đầu yêu, quyết định về nghề nghiệp, kết hôn, có đứa con đầu lòng …

Dù những năm sau này của cuộc đời họ có thể đầy ắp hạnh phúc và sự thỏa mãn, thì chính 2 thập kỷ đó là thời điểm mà đa số mọi người trải qua những thay đổi lớn nhất với bản sắc tâm lý, những mục tiêu và hoàn cảnh sống của họ.

Do đó mọi người có xu hướng nhớ khoảng thời gian này mãnh liệt nhất – đó là "sự bật mạnh ký ức"; được đặt tên sau cú bật mạnh trên đồ thị của sự phục hồi những ký ức về bản thân của con người (màu đỏ).

9. Thành kiến nhất quán
Những kinh nghiệm mới không rơi vào một cái bảng trống; chúng ta không đơn thuần chỉ ghi lại những sự việc chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta.

Thay vào đó, mọi thứ chúng ta làm, nghĩ hoặc trải nghiệm, bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và sự việc trong quá khứ đã xảy ra với chúng ta.

Một động lực tâm lý mạnh mẽ của con người đó là trở nên nhất quán.

Điều này có thể dẫn đến thành kiến nhất quán (consistency biasa): chúng ta có một xu hướng xây dựng lại quá khứ để làm nó trở nên thích hợp hơn với thế giới quan hiện tại của chúng ta.

Ví dụ, khi con người già đi, về trung bình, họ trở nên bảo thủ hơn về chính trị.

10. Hiệu ứng nhớ lại
Nhiều ký ức có vẻ chân thật nhưng hóa ra lại là sự nhớ sai, nếu không nói là toàn những sự kiện hư cấu, nếu chúng ta có thể kiểm tra.

Nhưng, liệu sự trôi qua lâu của thời gian có làm sai lạc trí nhớ, hoặc liệu có một số quá trình nào đó gây ra sự thay đổi này?

Trong một thực nghiệm, những người tham gia có những ký ức được lưu giữ theo cách được kiểm soát cẩn thận để kiểm tra điều này (St. Jacques & Schacter, 2013).

Các kết quả cho thấy những ký ức của con người vừa được tăng cường và bóp méo bởi quá trình nhớ lại. Điều này cho thấy chỉ đơn thuấn nhớ lại một ký ức đã đủ để củng cố nó.

Đây là một khía cạnh của sự thật rằng trí nhớ là một quá trình chủ động, tái xây dựng; việc nhớ lại một điều gì đó không phải là một hành động trung tính, nó làm cho ký ức đó mạnh thêm so với những ký ức khác.

Hy vọng là những "tính bất thường" đó của trí nhớ giúp nhấn mạnh sự thật là một số thứ mà chúng ta nghĩ là bất lợi của trí nhớ thì thực sự lại là những điểm mạnh.



Theo Tinh Tế
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:21 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:29 am

Trí nhớ giác quan[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng ghi nhớ tạm thời là dạng ngắn nhất của trí nhớ. Vùng ghi nhớ này có thể lưu giữ thông tin tạm thời sau khi nhân tố kích thích kết thúc. Nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích từ 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Thông tin được thu nhận chính xác nhưng trong khoảng thời gian cực ngắn.

Ví dụ: khi chúng ta nhìn một vật gì đó chỉ trong vòng 1 giây và có thể nhớ được nó trông như thế nào. Kích thích được nhận biết bởi các giác quan có thể bị bỏ qua một cách có chủ đích, trong những trường hợp đó, chúng sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này không đòi hỏi sự nhận thức hay chú ý, và được xem như hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát. Bộ não được thiết kế để có thể chỉ xử lý thông tin có ích về sau, và cho phép não nghỉ ngơi hoàn toàn, bỏ qua tất cả mọi thứ đang diễn ra. Còn khi thông tin được nhận thức, nó sẽ được lưu lại trong vùng nhớ tạm thời một cách tự động. Khác với những loại trí nhớ khác, trí nhớ tạm thời không thể được kéo dài bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, đây là bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn.

Thông tin được đưa từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ ngắn hạn qua quá trình chú ý (quá trình nhận thức có chọn lọc, tập trung vào 1 khía cạnh nào đó và bỏ qua tất cả những điều còn lại), quá trình này chọn lọc hiệu quả các kích thích chúng ta muốn ghi nhớ.

Trí nhớ ngắn hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Trí nhớ ngắn hạn hoạt động như "một xấp giấy rời" dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý. Nó có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ (từ 5 đến 9 thông tin)[1] Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi là chunking (tạm dịch là "tập luyện" trí nhớ.[2] trong tâm trí ở tình trạng hoạt động, sẵn sàng có thể sử dụng trong một thời gian ngắn (thường khoảng từ 10 đến 15 giây, đôi khi có thể lên đến 1 phút). Ví dụ, để hiểu được một câu, phần mở đầu của câu cần được lưu giữ trong đầu, và phần còn lại của câu cần được tiếp tục đọc, đây là việc được thực hiện bởi trí nhớ ngắn hạn.

Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).

Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn.

Thuật ngữ "trí nhớ làm việc" (working memory) thường được dùng như trí nhớ ngắn hạn, mặc dù về mặt kỹ thuật, trí nhớ làm việc thường ám chỉ toàn bộ cấu trúc và quá trình được sử dụng cho bộ nhớ tạm thời và xử lý thông tin. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn chỉ là một yếu tố. "Trí nhớ làm việc" (Working memory) được định nghĩa như sau: Trí nhớ làm việc là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời và điều khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận (Baddeley, 2000)

Trí nhớ dài hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khan để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.

Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.

Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…).

Củng cố trí nhớ dài hạn[sửa | sửa mã nguồn]


Biểu đồ quên
Việc bộ não đánh mất thông tin diễn ra như minh họa ở biểu đồ. Thông tin được nạp vào bộ nhớ con người và sẽ mất dần theo thời gian với một tốc độ rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần ôn lại thông tin cần nhớ để củng cố trí nhớ và biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Những thông tin càng phức tạp thì con người càng phải ôn lại trong thời gian cách quảng ngắn hơn. Chẳng hạn như ôn lại sau một tiếng, hai tiếng, bốn tiếng, một ngày, v.v. Nhắc lại thông tin càng nhiều lần, thông tin càng trở nên khó quên và tốc độ quên sẽ giảm đến mức thấp nhất hoặc không bao giờ quên. Biểu đồ mô tả sau những lần ôn lại thông tin, đường quên dần trở nên ít dốc dơn. Điều này có nghĩa là tốc độ quên thông tin đó của bộ não chậm dần và gần như không thay đổi sau hơn 4 lần ôn tập. Đương nhiên, nếu thông tin khó hiểu và phức tạp hơn thì chúng ta cần ôn nhiều lần hơn.

Trí nhớ siêu phàm[sửa | sửa mã nguồn]
Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập những phương pháp này.

Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc).

Nhớ số dãy số ngẫu nhiên[3][sửa | sửa mã nguồn]
Dựa trên những nguyên tắc, để nhớ một dày số tự nhiên ta cần tạo ra một bộ mã dành cho số (mỗi người có thể có bộ mã khác nhau). Sau khi mã hóa những số trong dãy số cần nhớ sang những hình ảnh quen thuộc, bạn cần nghĩ ra một câu chuyện có bối cảnh ở một vị trí mà bạn đã từng đến (như nhà bạn chẳng hạn).

Ví dụ: để nhớ ngày tháng năm sinh của Albert Einstein là 14 - 3 - 1879, ta dùng bộ mã số sang chữ sau đây

0 =

1 = M (vì 1 viết là "Một")

2 =

3 = B (vì 3 viết là "Ba")

4 = F, P, Ph (vì 4 trong tiếng Anh là "Four")

5 =

6 =

7 = V, R (vì cầu thủ "Ronaldo" mang số "7" trong thi đấu)

8 = T, Th, Tr (vì 8 viết là "Tám")

9 = C, Ch (vì 9 viết là "Chín")

Các bước thực hiện:

Từ bộ mã trên, ta chuyển 14 - 3 - 1879 (Albert Eistein)
Thành dãy mã hóa bằng chữ: M.Ph - B - M.Tr.R.C
Thành từ có nghĩa: Mời Phở - Ba - Mặt Trái Ronaldo Cristiano
Thành câu chuyện sử dụng những chữ cái trên: Tôi chuẩn bị bước vào trường tôi (một nơi tôi thuộc nằm lòng) thì gặp thiên tài Albert Einstein đang đứng trước cổng. Tôi cảm thấy vinh dự và vui sướng khi Mời ông ấy đi ăn một bát Phở Hà Nội thơm ngon trước cổng trường. Sau khi ăn xong, cả hai cùng đi vào trường thì gặp Ba tôi (cảm thấy bất ngờ vì ba tôi chưa bao giờ đến trờng), hai người chào hỏi và bắt tay vui vẻ. Tôi và Albert đi vào văn phòng trường thì tôi thấy Mặt Trái của Ronaldo, Cristiano đang trồng cây chuối (vì tên anh bị viết ngược lại thay vì Cristiano Ronaldo) và đưa phần mặt bên trái của anh về phía tôi.
Mỗi khi cần nhớ đến ngày sinh của Albert Eistein thì chúng ta chỉ việc nhớ đến câu chuyện này và giải mã lại thành số ngày sinh của ông.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
^ Cowan, N. (2001). “The magical number 4 in short-term memory: A reconsideration of mental storage capacity”. Behavioral and Brain Sciences 24: 97–185.
^ Miller, G.A. (1956), The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits on our Capacity for Processing Information. Psychological Review, 63, 81-97. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
^ O'Brien, D. (2011). You can have an amazing memory. London: Watkins Publishing.
Link ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Anh
The Works of Endel Tulving
Stanford Encyclopedia of Philosophy entry
Memory-related resources
WNYC - Radio Lab: Memory and Forgetting Show #304 Friday, June 8, 2007
scientific article concerning Amnesia
Learning and Memory, Neuroscience Online
Memory Implant Gives Rats Sharper Recollection
Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:32 am

Về Đầu Trang Go down
phannguyenquoctu
Admin
phannguyenquoctu


Tổng số bài gửi : 815
Join date : 19/10/2011

Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ EmptySat Aug 09, 2014 11:32 am

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ   Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Tại sao có người bạn nhớ, có người bạn không nhớ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người ta có yêu một ai đó từ cái nắm tay không?
» Newton - Người khổng lồ trong lảnh vực khoa học
» Người tốt quanh ta
» Bí ẩn đời người và 12 Con Giáp
» Tim yêu à, ngươi vẫn bình yên chứ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN - TP. HCM :: HỌC TẬP (TOÁN LÝ HÓA VĂN SINH SỬ ĐỊA NGOẠI NGỮ GIÁO DỤC CÔNG DÂN... ) :: PHƯƠNG PHÁP HỌC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO-
Chuyển đến